Thứ sáu, 19/04/2024

Sớm xây dựng hành lang pháp lý cho công nghệ blockchain

21/08/2022 7:00 AM (GMT+7)

Việt Nam được đánh giá có nhiều thuận lợi để phát triển các dự án trong lĩnh vực công nghệ blockchain. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) trong lĩnh vực blockchain Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức từ những rào cản về cơ chế, chính sách.

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Duy, Giám đốc điều hành Quỹ Khởi nghiệp quốc gia Việt Nam, Giám đốc chiến lược Tập đoàn Huobi Global (một trong những tập đoàn có hệ sinh thái blockchain hàng đầu thế giới) tại Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Sớm xây dựng hành lang pháp lý cho công nghệ blockchain - Ảnh 1.

Ông Trần Minh Duy.

 Phóng viên (PV): Các DNKN blockchain tại Việt Nam đang có cơ hội như thế nào để phát triển trong lĩnh vực này, thưa ông?

 Ông Trần Minh Duy: Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu, thông tin được lưu trữ trong các khối và liên kết với nhau. Thông tin trong khối, các liên kết sẽ được mã hóa đồng thời có thể mở rộng theo thời gian. Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới. Nói dễ hiểu, blockchain như một cuốn sổ cái ghi lại toàn bộ dữ liệu trong hệ thống. Blockchain là xu hướng công nghệ của thời đại hiện nay và được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như: Dịch vụ tài chính, ngân hàng; logistics, chuỗi cung ứng; nông nghiệp, y tế... Vì vậy, các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực này liên tục xuất hiện trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển và dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực blockchain, vì có nguồn lực gia công phần mềm, lập trình viên rất chất lượng, khả năng thích ứng, nắm bắt xu thế công nghệ mới nhanh chóng. Cùng với đó, blockchain đang trở thành một trong những công nghệ được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng theo Quyết định 2117/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, các bộ, ngành cũng đề ra những chiến lược cụ thể để phát triển công nghệ này. Đây chính là cơ hội để cộng đồng nghiên cứu công nghệ blockchain mạnh dạn triển khai và phát triển các dự án và cũng chính là nguyên nhân khiến thị trường blockchain Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới. 

PV: Bên cạnh cơ hội, đâu là thách thức mà các DNKN blockchain Việt Nam đang phải đối mặt, thưa ông?

 Ông Trần Minh Duy: Thách thức lớn nhất là chính sách và hành lang pháp lý. Hiện nay, rất nhiều giải pháp về công nghệ blockchain và dự án gọi vốn liên quan tới tiền mã hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiền mã hóa không được công nhận là công cụ thanh toán và chưa có quy định pháp luật cụ thể. Vì vậy, các dự án của Việt Nam trong thời gian qua đã rất thành công trong việc gọi vốn nhưng hầu như nguồn vốn gọi được đều phải đặt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, sau đó đẩy dần về nước bằng nhiều hình thức. Điều này đang tạo ra những thách thức đối với các startup blockchain và cũng là một trong những nguyên nhân khiến các DNKN blockchain của người Việt Nam phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Khoảng 10 DNKN Việt Nam trong lĩnh vực blockchain hiện có vốn hóa hơn 100 triệu USD. Tuy nhiên, đa số đều đặt trụ sở ở nước ngoài trong khi thị trường và nhân lực hầu hết đều ở Việt Nam. Ví dụ, Sky Mavis có đa số thành viên sáng lập là người Việt Nam, đội ngũ nhân sự ở TP Hồ Chí Minh nhưng trên giấy tờ, trụ sở của công ty ở Singapore. Tương tự, hàng loạt DNKN blockchain hàng đầu hiện nay như KardiaChain, Kyber Network hay Tomochain cũng chọn đăng ký kinh doanh tại Singapore, bởi những chính sách phù hợp, thân thiện của quốc gia này. Đây là một dạng chảy máu chất xám và nguồn lực khi sản phẩm do kỹ sư Việt Nam thiết kế nhưng lại mang danh nghĩa nước khác... Theo tôi, Chính phủ nên sớm thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý về cơ chế, chính sách để hỗ trợ tối đa các startup, để ngành công nghệ blockchain có thể phát triển tốt nhất tại Việt Nam.

PV: Theo ông, DNKN blockchain Việt Nam cần làm gì để chinh phục các quỹ đầu tư và khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này?

 Ông Trần Minh Duy: Trong 2 năm vừa qua, rất nhiều DNKN blockchain Việt Nam gọi vốn thành công nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, sai mục đích hay sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu. Việc này dẫn đến tình trạng nhiều DNKN “sớm nở tối tàn”, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Thị trường cũng ghi nhận nhiều sự vụ lừa đảo, sập sàn giao dịch, các trò chơi cờ bạc núp bóng tiền mã hóa... Thực trạng này đã ảnh hưởng tới uy tín của cộng đồng DNKN blockchain Việt Nam đối với các nhà đầu tư nội địa và quốc tế. Vì vậy, để chinh phục nhà đầu tư, trước hết các DNKN Việt Nam phải nghiêm túc khi mô tả dự án và thực hiện được đúng những gì đã mô tả. Sản phẩm ban đầu có thể chưa tốt, cần điều chỉnh thêm nhưng phải giữ vững được uy tín đối với nhà đầu tư. Từ góc độ của nhà đầu tư, theo tôi, các DNKN cần cố gắng tìm cách giải quyết các bài toán cụ thể của thị trường và xã hội. Một sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu thị trường mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Vì vậy các DNKN phải có chiến lược đi đường dài, kế hoạch cụ thể và nghiêm túc trong xây dựng sản phẩm.

Thị trường đầu tư vào ngành công nghệ blockchain trên toàn thế giới đang rơi vào giai đoạn có xu hướng giảm, số lượng vốn đầu tư bị giảm rất nhiều trong 2-3 tháng vừa qua. Sẽ mất một khoảng thời gian tương đối dài để hoàn thành chu kỳ tập hợp vốn mới cho ngành. Vì vậy trong 6 tháng tiếp theo, số vốn đầu tư vào blockchain Việt Nam sẽ giảm rất nhiều. Tuy nhiên, đây chính là cơ hội để các dự án chất lượng cao gọi được nhiều vốn, thậm chí vượt thời điểm trước đây.

PV: Với vai trò là Giám đốc chiến lược Tập đoàn Huobi Global tại Việt Nam, ông cùng tập đoàn sẽ có những hướng hỗ trợ nào đối với startup Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Trần Minh Duy: Trong 6 tháng cuối năm 2022, Huobi Global sẽ tập trung tìm kiếm và đầu tư vào các dự án có chất lượng ở Việt Nam để giúp các dự án này có thể đi ra thị trường lớn hơn. Cụ thể, chúng tôi sẽ triển khai gói đầu tư bao gồm các dịch vụ tư vấn, kêu gọi vốn... để các dự án tiếp cận với các dòng vốn tốt nhất thế giới.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Honda Việt Nam triệu hồi mô tô bạc tỷ sản xuất ở Nhật

Honda Việt Nam triệu hồi mô tô bạc tỷ sản xuất ở Nhật

Honda Việt Nam đang thực hiện đợt triệu hồi 221 xe mô tô phân khối lớn Gold Wing và CBR1000RR được nhập khẩu từ Nhật Bản để kiểm tra và khắc phục lỗi hệ thống bơm xăng.

Mỹ điều tra 3 triệu xe Honda vì lỗi hệ thống thắng, có khả năng triệu hồi

Mỹ điều tra 3 triệu xe Honda vì lỗi hệ thống thắng, có khả năng triệu hồi

Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) đang ráo riết điều tra vụ khoảng 3 triệu ô tô Honda có thể gặp trục trặc kỹ thuật ở hệ thống thắng. Reuters cho biết có khẳ năng Honda sẽ phải triệu hồi để khắc phục.

Ford Everest 2023 bán lại, giá bất ngờ

Ford Everest 2023 bán lại, giá bất ngờ

Chiếc Ford Everest 2023 đang được salon xe cũ chào bán với mức giá hấp dẫn dành cho người sử dụng xe cũ.

Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 3 tại Việt Nam

Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 3 tại Việt Nam

Sau Tết nguyên đán, thị trường ô tô có dấu hiệu "ấm lên" với sự gia tăng doanh số của những mẫu xe top đầu và cả sự xuất hiện của một tân binh trong danh sách bán chạy nhất tháng.

Mẫu xe hybrid rẻ nhất phân khúc B sắp cập bến Việt Nam

Mẫu xe hybrid rẻ nhất phân khúc B sắp cập bến Việt Nam

Mẫu SUV Haval Jolion chuẩn bị vào thị trường Việt Nam với phiên bản hybrid, cạnh tranh trực tiếp với Toyota Corolla Cross.

Mới đi 300km, xe Trung Quốc MG HS 2024 đầu tiên rao bán lỗ

Mới đi 300km, xe Trung Quốc MG HS 2024 đầu tiên rao bán lỗ

Phiên bản nâng cấp MG HS 2024 mới được mở bán và đây là chiếc xe đầu tiên lên sàn xe cũ với giá rẻ.