dd/mm/yyyy

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững

Sơn La đang từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, mang tính liên kết cao hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững

Nông nghiệp công nghệ cao giúp nâng cao thu nhập

Những năm gần dây, Sơn La được biết đến là vựa trái cây lớn nhất miền bắc với thu nhập hộ làm nông nghiệp từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả. Nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, cá nhân về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nâng lên.

Tạo ra mối quan hệ tác động giữa phát triển lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, trong đó coi trọng việc tiếp tục ứng dụng mạnh hơn khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến; gắn với việc hoàn thiện mối quan hệ phân phối lợi ích để phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 2.

Những năm gần đây, Sơn La đã hình thành các vùng cây ăn quả tập chúng. Ảnh: Văn Ngọc

Với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) được thành lập từ đầu năm 2017. Hiện nay, hợp tác xã có 56 ha cây ăn quả các loại; trong đó, chủ lực là cây nhãn với 36 ha, chiếm 64% tổng diện tích, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, sản lượng đạt trên 540 tấn/năm, doanh thu ước đạt trên 8 tỷ đồng.

Ông Lê Danh Phúc, Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh cho biết: Từ năm 2018, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh đã mạnh dạn chuyển đổi hoạt động chế biến long nhãn từ lò sấy than thủ công sang lò sấy hơi ép nhiệt kín, do đó chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm từ hương vị, màu sắc đến cảm quan, không sử dụng chất bảo quản, không thêm đường tạo ngọt và rút ngắn thời gian sấy. Sản phẩm được thị trường và các doanh nghiệp như: Big C Thăng Long, VinMAX…đón nhận, ngoài ra còn được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc.

"Trước đây long nhãn sấy khô bằng lò sấy than thủ công, một ngày chỉ làm được 50 cân đến 1 tạ. Từ khi áp dụng lò sấy hơi ép nhiệt kín, công suất một ngày lên tới 5 đến 6 tạ. Do đó, hàng năm, hợp tác xã luôn duy trì sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 30 tấn long nhãn, tương đương 200 tấn quả nhãn tươi, doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng, góp phần giải quyết tình trạng khó khăn trong tiêu thụ quả nhãn tươi tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho 200 lao động nông nhàn với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng", ông Phúc nói.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 3.

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra sản phẩm đáp ứng thị trường. Ảnh: Văn Ngọc

Được biết đến là Là địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, huyện ủy Mai Sơn đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, UBND huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện với mục tiêu đến năm 2025, địa phương sẽ trở thành vùng trọng điểm để phát triển ứng dụng công nghệ cao.

Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: Trong năm 2022, huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, vượt qua khó khăn nhằm đạt được mục tiêu phát triển đặt ra. Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường; duy trì và phát triển được một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm của huyện. Tổng diện tích gieo trồng của địa phương đạt trên 49.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2021, trong đó: Diện tích cây lương thực có hạt đạt trên 16.600 ha; cây công nghiệp phục vụ chế biến trên 19.000 ha; cây ăn quả và sơn tra đạt 11.000 ha. Tổng đàn gia súc gia cầm trên 1,5 triệu con. Đến hết năm 2022, huyện đã có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 12 sản phẩm OCOP.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 4.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 5.

Sơn La đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị. Ảnh: Văn Ngọc

Bên cạnh đó, UBND huyện Mai Sơn đã trực tiếp tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành nhiều văn bản trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức 07 hội nghị làm việc với các doanh nghiệp, Hợp tác xã bàn các giải pháp liên kết, phát triển các loại cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện (cây cà phê, cây mắc ca, cây sắn, cây xoài, cây nhãn, cây ngô, cây ngô sinh khối, cây na, cây dâu tây), cùng với đó UBND huyện đã trực tiếp tổ chức nhiều hội nghị triển khai các chủ trương, kế hoạch của huyện ủy về phòng chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi; phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tiếp tục được phát triển trên diện rộng, ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa trong sản xuất. Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 3.500 ha cây trồng áp dụng sản xuất công nghệ cao; có 51 doanh nghiệp, HTX ứng dụng sản xuất trên 1.000 ha cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 6.

Nhờ nâng cao chất lượng sản xuất, đên nay một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La đã chinh phục được thị trường nước ngoài. Ảnh: Văn Ngọc

Sơn La đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết:  Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021-2022 của Sơn La tăng trung bình 11.6%/năm (vượt mục tiêu là 9,5% /năm). Năm 2022, Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản theo giá so sánh năm 2010 đạt 4.667 tỷ đồng tăng 11,3% so với năm 2022 (mục tiêu đến năm 2025 đạt 6.500 tỷ đồng).

Giai đoạn 2021-2023 đã tăng cường thu hút đầu tư các dự án chế biến nông sản, cấp chủ trương đầu tư mới cho 05 dự án đầu tư (so với mục tiêu đến năm 2025 thu hút thêm 9 nhà máy). Giá trị hàng nông sản chế biến tham gia xuất khẩu giai đoạn 2021-2022 tăng bình quân trên 8%/năm (mục tiêu là tăng 12%/năm). Năm 2022 giá trị hàng hoá nông sản tham gia xuất khẩu đạt 149,63 triệu USD, chiếm 91,7% giá trị nông sản thực phẩm tham gia xuất khẩu năm 2022 (mục tiêu đến năm 2025 đạt 166.627 nghìn USD).

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 7.

Để phát triển cây ăn quả một cách bền vững Sơn La đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Đối với tình hình triển khai phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kết quả phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2022 Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 216.775 ha, tăng 0,9% so với năm 2021. Tổng diện tích cây lâu năm (tính cả cây Sơn tra): 113.589 ha, tăng 2,9% so với năm 2021; Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: 122.976 ha (trong đó lúa: 50.241 ha, ngô: 72.735 ha), giảm 4,9% so với năm 2021; cây công nghiệp hàng năm: 57.489 ha (Trong đó đậu tương: 358 ha, sắn: 47.031 ha, mía: 10.100 ha), tăng 11,4% so với năm 2021; cây công nghiệp lâu năm: 30.237 ha, tăng 3,2% so với năm 2021; tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra: 83.001 ha, tăng 0,2% so với năm 2021. Sản lượng: Lúa: 209.813 tấn; Ngô: 313.382 tấn; Sắn: 550.828 tấn; Mía: 681.588 tấn; Cao su: 4.560 tấn; Chè búp tươi: 54.045 tấn; Cà phê nhân: 29.649 tấn; Quả các loại và sơn tra: 362.140 tấn.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, trong thời gian tới, để phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La có hiệu quả, Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị.Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng địa phương,từng loại cây trồng, vật nuôi. Phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh;chế biến công nghệ cao. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản. Hình thành hệ thống logistic nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 8.

Sơn La đẩy mạnh xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, mở các lớp tập huấn để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Ảnh: Văn Ngọc

Nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; phát triển các hình thức hợp tác,liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt. Đổi mới và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân theo hướng tổ chức liên kết giữa nông dân, tổ chức hợp tác của nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; xử lý nghiêm vi phạm trong sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng công nghệ cao,nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp. Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn.

Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững - Ảnh 9.

Sơn La từng bước đưa cây ăn quả đạt năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Ảnh: Văn Ngọc

Tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua hợp tác công tư; tạo điều kiện, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích tối đa đầu tư tư nhân, đầu tư theo hình thức hợp tác công tư gắn với nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, nhập nội những giống có tình trạng tốt, phù hợp điều kiện của tỉnh Sơn La; tăng cường công tác quản lý giống nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất.

Nâng cao năng lực, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế về nông nghiệp và nông thôn, mở rộng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn phát triển chính thức (ODA), tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho thực hiện phát triển bền vững; thu hút có lựa chọn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.


Văn Ngọc - Nguyễn Vinh