Sốt xuất huyết
-
Mỗi ngày có hàng trăm ca sốt xuất huyết (SXH), không ít người biến chứng nặng, chi phí tốn kém, nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, người dân vẫn chủ quan và hiểu sai về cách phòng bệnh, diệt muỗi.
-
Chiều nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp đến kiểm tra ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) tại một khu nhà trọ của công nhân, sinh viên ở ngõ 112 chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội).
-
Chiều nay (28.7), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp thị sát, kiểm tra các bể nước, ổ dịch tại điểm khu dân cư, công trình dễ xuất hiện sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội).
-
Số ca mắc sốt xuất huyết năm nay không phải tập trung vào trẻ nhỏ hoặc người già mà hơn 50% ca mắc hiện nay là người đang trong độ tuổi lao động.
-
Từ đầu tháng 5, dịch sốt xuất huyết (SXH) tại các tỉnh, thành ĐBSCL diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng mạnh.
-
Số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng nhanh khiến nguồn tiểu cầu để truyền có thể thiếu hụt, các bệnh viện vận động hiến máu.
-
Ngày 26.7, PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nhiều người dân đã sai lầm khi chỉ phòng chống muỗi đốt vào ban đêm nhưng muỗi truyền sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối.
-
Tại Hà Nội, bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) gia tăng chóng mặt với hàng nghìn ca mỗi ngày và đổ dồn lên các BV T.Ư. Tối 25.7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn cấp yêu cầu Sở Y tế Hà Nội và một số BV có các biện pháp “phân luồng” bệnh nhân về đúng tuyến, tránh quá tải BV tuyến trên.
-
Các bệnh viện (BV) tại Hà Nội đang “điên đảo” vì quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết. Theo PGS Nguyễn Văn Kinh – Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, dù BV sàng lọc bệnh nhân nhẹ cho về nhà, nhưng đã có bệnh nhân bức xúc đòi vào viện, bác sĩ không cho vào thì đe dọa “tính sổ” với BV nếu có vấn đề.
-
Theo nhận định của của PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện paster TP Hồ Chí Minh, sốt xuất huyết (SXH) ngay từ đầu năm đã gia tăng và tình trạng này sẽ kéo dài đến năm 2018 bởi sự bất thường của thời tiết, chủng lưu hành và chu kỳ dịch.