Sử dụng phân NPK Văn Điển cho cây dâu tằm

Thứ hai, ngày 09/09/2013 11:21 AM (GMT+7)
Sử dụng phân bón giúp cây dâu phát triển khoẻ mạnh, lá dày, ít nước, nhanh thành thục, tằm ăn an toàn ít bệnh và nâng cao chất lượng kén.
Bình luận 0
1. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh:

+ Đặc điểm thực vật học: Cây dâu tằm tên khoa học Morusalba L, là cây thân gỗ, sống lâu năm cây bụi hoặc cây to. Lá có răng cưa, hình ngọn mác. Hoa nở theo cụm, thân cành nhiều nhựa không gai, rễ ăn sâu và rộng 2-3m.

+ Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp 24-320C, là loại cây thích ứng tốt với nhiều loại đất, tuy nhiên để có năng suất chất lượng lá tốt và kéo dài chu kỳ kinh doanh, cần chọn đất có bề dày tầng canh tác >1m. Cây dâu có khả năng thích ứng với pH từ 4,5-9,0, nhưng pH thích hợp nhất cho cây phát triển là từ 6,5 - 7,0.

Dâu cho năng suất cao từ năm thứ hai trở đi. Sản lượng lá dâu bình thường đạt 15-20 tấn/ha. Nếu đầu tư thâm canh đạt 25-30 tấn/ha, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây dâu rất lớn. Để đạt được năng suất như trên, cần bón phân với lượng bón/ha như sau:

+ Phân hữu cơ: Liều lượng bón hàng năm 15-20 tấn, bón trước hoặc sau khi thu hoạch 15 ngày.

+ Phân vô cơ: Bón cho dâu cần chia làm nhiều lần để tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Sau khi bón phân, nên tưới nước 1-2 lần để cây dễ hấp thụ.

2. Phân bón Văn Điển thích hợp đối với cây dâu tằm:

- Loại phân bón:

+ Phân lân nung chảy Văn Điển (dùng bón lót đối với dâu trồng mới): P2O5 =15-17%, CaO = 28-34%, MgO = 15-18%, SiO2 = 24-30% và các chất vi lượng B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe… với tổng dinh dưỡng lên đến 99%.

+ Phân đa yếu tố NPK 16.8.8 chuyên dùng cho dâu: Chứa N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.

- Bón phân cho dâu:

+ Đối với dâu trồng mới: Tùy theo chất đất tốt hay xấu mà quyết định lượng phân bón lót. Những vùng đất bạc màu cần phải kết hợp cải tạo đất trước khi trồng bằng cách bón vôi, lân, phân hữu cơ. Đối với những vùng đất nghèo dinh dưỡng lượng bón lót 15-20 tấn phân hữu cơ, phân lân nung chảy 700kg, 1 tấn vôi/ha. Có thể bón tăng lượng phân lân nung chảy Văn Điển lên để giảm lượng vôi bón, do lân nung chảy Văn Điển có tác dụng khử chua như vôi (cứ 2kg lân Văn Điển có tác dụng tương đương với 1kg vôi).

Cách bón: Ngay sau khi đào rãnh cho phân hữu cơ, lân, vôi và một phần đất vào rãnh, trộn đều sau đó phủ thêm một lớp đất khoảng 5cm ở trên mặt và tiến hành trồng. Nếu phân chưa hoai mục, sau khi trộn phân 10-15 ngày thì mới tiến hành trồng.

+ Đối với dâu thành thục:

Lần 1: Bón cơ bản (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2): Khi đốn dâu dùng cuốc, cày bới đất hai bên rạch sát gốc dâu, sâu khoảng 20cm. Dùng 20 - 30kg vôi bột rải xuống rạch để vệ sinh đồng ruộng và phơi rạch khoảng 5 - 7 ngày, sau đó dùng 25kg phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho dâu rải đều hai rãnh rồi lấp đất lại. Các lần tiếp theo: Tuỳ theo tập quán địa phương, có thể bón theo rạch hoặc theo lỗ nếu tận dụng đất trồng xen cây khác khi dâu còn bé.

Lần 2: Sau khi bón lần 1 được 2 - 2,5 tháng thì lấy cuốc chỉ bới một bên rạch sâu 10 - 15cm, rồi tuỳ theo ruộng lâu năm hay ít năm, đất tốt hoặc xấu bón 10 - 15 kg phân chuyên dùng bón cho dâu rải đều theo rạch rồi lấp đất (bình quân 1 bao/2 sào).

Lần 3: Sau khi bón lần 2 được 2 - 2,5 tháng thì lấy cuốc chỉ bới một rạch bên kia sâu 10 - 15cm (bên bón lần 1 không bới) rồi bón 15 -20kg phân bón chuyên cho dâu (bình quân 2 bao/3 sào), rồi lấp đất lại.

Lần 4: Sau khi bón lần 3 được 2 tháng thì bón lần 4. Mức bón, cách bón, chỗ bón như lần 2.

Phân bón dùng cho cây dâu do Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất đã chứa đầy đủ và cân đối các thành phần đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng phù hợp cho cây dâu phát triển khoẻ mạnh, lá dày, ít nước, nhanh thành thục, tằm ăn an toàn ít bệnh và nâng cao chất lượng kén.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem