Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu

Trung Kiên Chủ nhật, ngày 04/12/2022 07:31 AM (GMT+7)
Mỗi khẩu đội phòng thủ bờ biển di động Bal-E có thể phóng 32 tên lửa chống hạm Kh-35, chặn đứng cuộc tấn công vào đất liền từ khoảng cách 260 km.
Bình luận 0
Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 1.

Theo Military Today, Bal-E là hệ thống phòng thủ bờ biển do Phòng Thiết kế Zvezda chế tạo. Đây là phiên bản sử dụng trên đất liền phát triển từ loại tên lửa chống hạm Kh-35, được NATO định danh SS-N-25 Switchblade. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 2.

Hệ thống Bal-E được chế tạo cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, khu vực eo biển, vùng lãnh hải chống lại các cuộc tấn công đổ bộ của đối phương vào đất liền. Hệ thống có thể tấn công tàu mặt nước, tàu đổ bộ và lực lượng phụ trợ của đối phương. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 3.

Các thành phần của hệ thống Bal-E gồm xe chở bệ phóng tên lửa lắp trên khung gầm MZKT-7930, cấu hình 8x8 bánh. Mỗi xe phóng chở theo 8 tên lửa được lắp trong ống phóng kiêm container bảo quản. Ảnh: Military Today.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 4.

Xe chở radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực Mineral-E lắp trên khung gầm hạng nặng MZKT-7930. Radar Mineral-E có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 250 km ở chế độ chủ động, lên đến 450 km ở chế độ thụ động. Loại radar này cũng được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa chống hạm trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Military Today.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 5.

Mỗi khẩu đội Bal-E gồm 4 bệ phóng tự hành, tổng số 32 tên lửa sẵn sàng phóng, 2 radar di động và một trung tâm chỉ huy lưu động. Việc sử dụng 2 radar cho phép tấn công đồng thời 24 mục tiêu. Điều này rất hữu ích trong việc chống lại cuộc đổ bộ quy mô lớn. Ảnh: Military Today.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 6.

Hệ thống Bal-E sử dụng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran. Đây là loại tên lửa tốc độ cận âm và có thiết kế khá giống tên lửa Harpoon của Mỹ, nên thường được gọi với tên lóng là "Harpoonski". Tên lửa dài 4,4 m, sải cánh 1,3 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng 670 kg. Ảnh: Military Today.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 7.

Tên lửa Kh-35 có tầm bắn 130 km, mang theo đầu đạn nặng 145 kg. Phiên bản nâng cấp Kh-35U có tầm bắn lên đến 260 km. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 8.

Radar của tên lửa có phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 20 km. Khi mục tiêu được khóa vào radar của tên lửa, nó hạ độ cao xuống còn 10-15 m, sau đó hạ xuống 4 m trước khi lao vào mục tiêu để tăng khả năng sát thương. Tên lửa Kh-35 có thể nhấn chìm chiến hạm tải trọng 5.000 tấn. Ảnh: Military Today.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 9.

Phiên bản Kh-35U được trang bị radar mới với phạm vi phát hiện mục tiêu mở rộng lên 50 km, bổ sung thêm hệ thống dẫn đường vệ tinh, cải tiến vây lái ở đuôi và bổ sung thêm tính năng dẫn đường thông qua máy bay không người lái. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 10.

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E được giới phân tích quân sự đánh giá rất cao dựa trên yếu tố "chi phí và hiệu quả". Bal-E kết hợp với hệ thống Bastion-P tạo nên lá chắn biển hoàn hảo. Ảnh: Military Today.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 11.

Tên lửa Kh-35 được Nga xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới, gồm Việt Nam. Phiên bản xuất khẩu được chỉ định là Kh-35E Uran. Theo một số nguồn tin, Nga đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để sản xuất tên lửa Kh-35E với tên gọi KCT-15. Ảnh: Military Today.

Sức mạnh đáng nể của tổ hợp tên lửa Bal-E mà Việt Nam sở hữu - Ảnh 12.

Các kỹ sư Việt Nam đã nâng cấp tên lửa KCT-15, mở rộng tầm bắn lên 260 km, tương tự phiên bản Kh-35U của Nga. Phiên bản mới được gọi là VCM-01. Ảnh: Medium.

Tổ hợp tên lửa bờ Bal-E được thiết kế để khống chế eo biển và lãnh hải, bảo vệ các căn cứ hải quân, cơ sở hậu cần chiến lược và các công trình ven biển khác, phòng thủ và tạo vùng đệm ngăn chặn bảo vệ tuyến ven biển, phòng thủ bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương, bảo vệ tuyến đường biển và khống chế các vùng biển trong tầm phóng đạn tên lửa của tổ hợp.

Tổ hợp Bal-E có thể phát hiện, bắt bám, phân bổ và công kích tốp mục tiêu trên biển bằng tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35E.

Tổ hợp có tính năng cơ động cao, triển khai sẵn sàng chiến đấu mau lẹ, cơ số đạn tên lửa lớn, có thể phóng loạt theo chỉ định, vận hành ổn định, tác chiến hiệu quả và tạo môi trường chiến đấu thuận tiện cho kíp trắc thủ. Đạn tên lửa có thể được phóng vượt các vật cản tự nhiên hay nhân tạo từ trận địa có độ cao tới 1.000m so với mặt nước biển.Mỗi tổ hợp tiêu chuẩn có 4 xe mang bệ phóng tên lửa tự hành, với tổng cộng 32 đạn sẵn sàng phóng đặt trong ống phóng dạng container cùng với tới 4 xe chở và tiếp đạn, đảm bảo trong thời gian ngắn có thể bổ sung ngay một lượng lớn đạn tên lửa để tổ hợp tiếp tục khai hỏa.

Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động được dùng để đảm bảo các quá trình chuẩn bị chiến đấu. Thông số mục tiêu được nạp sẵn hoặc được cung cấp bởi các nguồn bên ngoài, bao gồm cả từ các phương tiện bay. Kíp trắc thủ có thể lựa chọn phương thức bắn loạt hoặc bắn kết hợp từng quả một, với uy lực tổng hợp cao.

Sau khi được phóng, tên lửa sẽ bay theo quỹ đạo định trước và bay tới khu vực mục tiêu, độ cao hành trình không quá 10-15m. Ở pha cuối, tên lửa sẽ dùng đầu dò chủ động có khả năng đối kháng điện tử cao để khóa và tiến công chính xác mục tiêu ở độ cao từ 3 đến 5m.

Nhờ diện tích phản xạ radar hiệu dụng rất nhỏ và quỹ đạo bay cực thấp, tên lửa có thể vượt qua được hệ thống phòng vệ của tàu chiến địch, xác suất trúng đích trên một phát bắn cao.

Sở hữu tên lửa BAl-E, Việt Nam có mấy cái lợi như sau:

Bal-E sẽ là chốt chặn cuối cùng (không tính pháo bờ biển) nếu như còn mục tiêu bị sót, lọt sau các đợt tập kích hỏa lực của những tổ hợp tên lửa bờ tầm xa hơn cũng như những đợt càn quét của không quân và lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước.

Với khả năng việt dã rất tốt nhờ sử dụng khung gầm một trong những loại xe tải quân sự hàng đầu thế giới, Bal-E cùng Bastion-P có thể cơ động nhanh, ẩn nấp, phục kích ra đòn bất ngờ từ nhiều hướng khác nhau.

Các xe bệ phóng có thể bố trí cách xa nhau, tạo thành thế "pháo giằng", hỏa khí phân tán, nhưng hỏa lực tập trung. Nếu chọn đúng mục tiêu, chúng ta hoàn toàn có thể bẻ gãy những đợt tấn công ồ ạt của đối phương từ hướng biển.

Thứ hai, chuyển loại nhanh, vận hành dễ dàng và giá thành hợp lý. Do hiện nay trong biên chế Hải quân Việt Nam có một lượng lớn tàu mặt nước sử dụng tên lửa Kh-35 nên chúng ta đã có kinh nghiệm khai thác, đảm bảo kỹ thuật cho loại vũ khí này. Nếu có thêm tên lửa bờ Bal-E thì công tác đào tạo chuyển loại không quá bỡ ngỡ, rút ngắn thời gian.

Vì Việt Nam mua lượng lớn tên lửa Kh-35 cho Bal-E, nên nhiều khả năng phía Nga sẽ có những ưu đãi nhất định về giá và các điều kiện hậu mãi khác.

Thứ ba, với chương trình nghiên cứu tên lửa KCT-15 (tương tự Kh-35 của Nga) mà Việt Nam triển khai đến nay đã gần đi tới giai đoạn cuối cùng, có thể cung cấp một lượng đạn tên lửa nội địa cho các tổ hợp này.

Nội địa hóa giúp giảm giá thành và giữ được bí mật về công nghệ, tính năng kỹ — chiến thuật, tạo thành một quả đấm thép, gây ra bất ngờ lớn cho đối phương nếu có tình huống xảy ra.

Cuối cùng, nếu sở hữu Bal-E, lực lượng tên lửa bờ Việt Nam thực sự có thêm những bức trường thành di động nhờ uy lực lớn, sức cơ động việt dã cao, đủ sức răn đe và có thể cùng với các lực lượng khác đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược từ hướng biển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem