Tại sao phải ăn thực phẩm bẩn: Đưa miếng cơm vào miệng mà rờn rợn

San Nguyễn Thứ ba, ngày 06/06/2017 19:00 PM (GMT+7)
“Mỗi ngày, tới bữa cơm tối lại nghe thông tin thời sự trên ti vi phát ra rả về các vụ tịch thu, phát hiện các lô thực phẩm bẩn nhập lậu. Đưa miếng cơm vào miệng cảm thấy rờn rợn vì không biết nguồn gốc của nó có an toàn không.
Bình luận 0

Ngay cả thực phẩm trong siêu thị cũng không dám chắc là an toàn vì có nhiều vụ bị phanh phui rồi. Rau quả thì bị độn mác từ Trung Quốc sang. Chúng tôi muốn thực phẩm an toàn, nhưng ai cho tôi an toàn?” – Chị Hoàng Thanh Mai, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.

img

Người tiêu dùng đứng trước ma trận thực phẩm 

Chưa bao giờ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại nhức nhối như hiện nay. Hàng loạt vụ buôn bán, phù phép thực phẩm bẩn đã bốc mùi ôi thiu, thịt chứa chất tạo nạc, rau củ quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm… bị phanh phui gần đây đã trở thành nỗi ám ảnh chung của cả cộng đồng.

Nhiều bà nội trợ không biết trông vào đâu để tìm được nguồn thực phẩm an toàn. “Tôi không mua táo ngoài chợ, tôi mua táo trong siêu thị, vậy có chắc táo tôi mua không có ngâm hoá chất không? Tôi không ăn quán, tôi mua đồ về tự nấu ăn, vậy có chắc đồ ăn tôi mua về tươi sống đó không có chất gì đó không?” – Đó là câu hỏi của nhiều người tiêu dùng hiện nay.

Giữa ma trận thực phẩm bẩn - sạch lẫn lộn, người tiêu dùng chỉ biết khỏa lấp phần nào nỗi lo sợ bằng việc tin vào nhãn mác, chứng chỉ dán trên bao bì. Và, gọi là niềm tin nhưng quả thực còn lắm mơ hồ. Người mua hoàn toàn chỉ biết dựa vào những dòng giới thiệu, thông tin một chiều từ phía nhà sản xuất, phân phối thực phẩm. Khi người ta không tin vào bao bì, nhãn mác nữa, người dân phố bắt đầu đổ xô đi tự trồng rau, nuôi gà. Những nông dân phố bỗng xuất hiện nhiều như nấm sau mưa. Hằng ngày trên các diễn đàn nuôi trồng, người ta khoe nhau những vườn rau, dàn mướp tự trồng trong những thùng xốp, trên diện tích siêu nhỏ, được tận dụng hết cỡ.

img

Làm thế nào để lựa chọn được thực phẩm an toàn là câu hỏi thường trực của người nội trợ 

“Có làm thế cũng chỉ là biện pháp nhất thời vì rau sạch hay bẩn, an toàn hay không an toàn đâu cứ phải là do mình trồng ra. Nó còn nhiều yếu tố ảnh hưởng như nguồn nước, khí hậu. Mình tự trồng nhưng nước tưới bẩn làm sao gọi là sạch được. Nhiều khi chỉ có một ước mơ là có ai đó phát minh ra cái máy phát hiện độc tố kiểu cầm tay nhỏ gọn để đi chợ. Cứ món nào có hóa chất độc hại thì nó hú lên inh ỏi” – chị Hoàng Thanh Mai chia sẻ.

Khi chưa có biện pháp gì, người ta chỉ còn cách tin vào những phép màu, những điều không tưởng, nhưng nhiều người vẫn cho rằng đã đến lúc minh bạch quá trình nuôi trồng, kiểm tra, cấp phép về ATTP để người dân lấy lại lòng tin vốn đã ít ỏi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem