Tận cùng bí mật trong hủ tục bó chân của người Trung Quốc

Lena Thứ năm, ngày 08/12/2016 15:42 PM (GMT+7)
Tục bó chân đã tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến và là một câu chuyện ly kỳ.
Bình luận 0

Tục bó chân đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời nhà Tống xuất phát từ giới thượng lưu và dần trở thành một tập tục. Ngoài quan niệm về cái đẹp hủ tục này còn chứa đựng nhiều bí ẩn đằng sau.

Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa để vua thưởng lãm. Hán Thành Đế quá ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn bèn gọi đó là “Kim liên tam thốn” (Gót sen ba tấc). Về sau ông ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.

Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911 thì tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi gót sen vàng!

img.

Người Trung Quốc xưa tin rằng những người phụ nữ có đôi bàn chân bé tí sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác.

Bên cạnh đó còn là việc phát triển các nhóm cơ khi chân bị bó chặt người phụ nữ phải dồn lực lên các cơ ở đùi để khỏi bị té. Điều này dẫn đến sự phát triển của nhóm cơ xung quanh bộ phận sinh dục cũng trở nên săn chắc. Trong sinh hoạt vợ chồng, sẽ dễ dàng đạt được khoái cảm. Ngoài ra, lực dồn vào bắp đùi và hông còn tạo cho người phụ nữ một vóc dáng thu hút người khác phái.

img.

Không những vậy, tục bó chân được xem như cách để thể hiện sức mạnh kinh tế của người đàn ông.  Trong nhà càng có nhiều phụ nữ chân “gót sen” càng thể hiện được khả năng kinh tế của người chủ gia đình. 

img

Trong gia đình những người Trung Quốc xưa sẽ bắt đầu bó chân cho các bé giá ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Quy trình bó chân sẽ bắt đầu bằng việc ngâm chân trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm.  Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt sâu để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng. Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gãy và cuốn gọn vào trong những dải băng và kéo giật mạnh về phía gót chân.  Bệnh phổ biến nhất sau khi bó chân là nhiễm trùng. Móng chân sẽ mọc dài ra, đâm vào thịt làm rữa thịt, đôi khi làm rụng cả ngón chân. 

img

Khi trưởng thành, người bó chân sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe, có nguy cơ cao bị gãy xương chậu và các xương khác khi di chuyển.

Hủ tục này đã chính thức bị xóa bỏ vào năm 1928, tuy nhiên những hệ lụy mà nó để lại cũng khiến cho bất cứ ai cũng phải e dè. Hiện nay số người phụ nữ có “gót sen vàng” chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là các cụ bà đã thọ 85-90 tuổi. Khi thế hệ này ra đi cũng là lúc tập tục bó chân đầy đau đớn cũng như các chứng nhân lịch sử sẽ mãi mãi chìm vào quên lãng. Song, đó vẫn hẳn là một cách thức làm đẹp quái dị nhất mà người ta vẫn lưu dấu vào ký ức nhiều năm sau nữa. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem