• Xung quanh đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các loại hàng hoá, dịch vụ, VCCI đã đặt ra một chuỗi câu hỏi: “Chính sách đó sẽ tác động như thế nào đến ngân sách, làm tăng, giảm nguồn thu như thế nào? Tác động cụ thể như thế nào đến người có thu nhập thấp?”, “Đánh thuế VAT vào chuyển quyền sử dụng đất có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản hay không?”.
  • “Nếu được ban hành, giá cả sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ tăng khoảng 12%, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chi phí sản xuất sẽ tăng do mức thuế GTGT áp dụng cho đường. Tất cả các yếu tố này sẽ gây ra hệ lụy: tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng tiêu thụ, giảm doanh thu kéo theo giảm quy mô sản xuất, giảm lao động”, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA nói.
  • “Lựa chọn tăng thuế GTGT rất nhạy cảm, có tác động xã hội rất lớn. Cần phải có đánh giá tác động kĩ càng. Tăng thuế suất thuế GTGT nên là lựa chọn cuối cùng” – TS. Vũ Đình Ánh nói.
  • Sau khi đưa ra đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% khiến dư luận phản ứng, Bộ Tài chính đã gửi nhiều Văn bản xin ý kiến và Dự thảo các Thông tư giảm phí cho doanh nghiệp (DN).
  • Thay vì cứ lăm le tăng thuế, có lẽ Bộ Tài chính và lãnh đạo Bộ này nên đặt mình vào vị trí nhân dân để có biện pháp nâng cao năng lực quản lý chống thất thu thuế.
  • "Lấy ví dụ một người nghèo mỗi tháng có 3 triệu đồng thì phải bỏ 50% chịu thuế VAT, tức 1,5 triệu đồng mà chỉ cần nhân 2% thì mất thêm 30 nghìn đồng. Đối với một người nghèo như thế là rất đáng kể", chuyên gia kinh tế bình luận.
  • Trong dài hạn, việc tăng thuế suất là lợi bất cập hại. Khi người dân hiểu rằng tăng thuế suất để bù đắp thâm hụt ngân sách thì họ cũng tin rằng trong tương lai kinh tế sẽ khó khăn hơn. Đối phó với dự báo này, người dân sẽ “để dành” nhiều hơn để lo cho tương lai...
  • Một chuyên gia kinh tế có mặt tại cuộc họp cho biết: "Tại cuộc họp, phần lớn các chuyên gia không ủng hộ đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12%, chỉ có duy nhất một chuyên gia ủng hộ hết mình".