Sau chiến tranh, từ một tòa thành cổ nguy nga tráng lệ năm xưa, Thành Cổ Quảng Trị chỉ còn xót lại một vài dấu tích nhỏ in dấu về một thời hoa lửa. Tuy nhiên, ngày nay nếu ai đến Quảng Trị mà chưa qua Thành Cổ này thì coi như đã đánh mất một dịp để tìm hiểu về năm tháng lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc ở nơi đây.
Thành Cổ xưa vừa là thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của triều Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2.000m), cao 1 trượng (94m).
Ngày nay, khu chính giữa Thành Cổ có tượng đài dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, nằm lại tại nơi đây.
Huyền thoại 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ trong chiến tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc được lưu dấu ngay trên tượng đài, bắt đầu từ ngày 28.6.1972. Và sau 81 ngày đêm, trận chiến bảo vệ thành cổ kết thúc ngày 16.9.1972.
Xưa kia, Thành Cổ có hệ thống các cửa Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói... Thời chiến tranh chống Đế quốc Mỹ, Thành Cổ bị bom đạn cày phá nên chỉ còn lại một vài đoạn tường gạch, nay đã rêu phong.
Kết thúc chiến tranh, Thành Cổ Quảng Trị được quy hoạch, bảo tồn.
Bom đạn chiến tranh năm xưa đã làm hư hại Thành Cổ rất nhiều.
Thành Cổ chỉ còn vài khẩu thần công tượng trưng.
Thành Cổ lưu dấu sự ác liệt của bom đạn thời chiến tranh trên những bức tường thành.
Sau chiến tranh, Thành Cổ Quảng Trị chỉ còn lại vài dấu tích xưa, như tường thành, lao xá…
Mỗi năm, Thành Cổ đón hàng triệu du khách. Đặc biệt những dịp lễ 30.4, 27.7… có rất nhiều người đến viếng, thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại đây.
Một chiều nơi Thành Cổ yên bình, lắng đọng câu thơ: "Cỏ xanh non tơ/Xin chớ vô tình/Với người hy sinh/Cho mảnh đất quê mình"
Vui lòng nhập nội dung bình luận.