Thần linh

  • Từ lâu, nghi lễ “Rước cây nêu cầu an” của người Ê Đê đã trở thành nét đặc trưng biểu tượng cho bản sắc văn hóa, cho sự hưng thịnh một thời của mỗi con người. Cây nêu còn là biểu tượng của tâm linh, là "chốn đi về" của các thần linh và của ông bà. Lễ cúng rước cây nêu được xem là một nghi lễ quan trọng trong vòng đời người của dân tộc Ê Đê. 
  • Vua Tự Đức, cũng đồng thời là một thi sĩ nổi tiếng thời Nguyễn. Trong Việt sử tổng vịnh, phần Đế vương, khi viết về vua Lý Cao Tông nhà Lý, ông đã nghiêm phê tiền nhân khá nặng nề: Trong thời gian tại vị, Lý Cao Tông xây dựng dinh thự không ngớt và Đế vui chơi không có chừng mực; giặc giã và trộm cướp trong nước nổi lên như ong, nhân dân đói khát khổ sở gấp bội những năm khác. Cơ nghiệp nhà Lý bắt đầu suy đốn từ đấy.
  • Nên hay không xây dựng cáp treo ở những hang động cổ- đang là đề tài tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, yếu tố an toàn, không phá vỡ vẻ đẹp tự nhiên là những nhận định đanh thép “đập tan” kế hoạch xây dựng cáp treo.
  • Những ngày gần đây, người dân ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được chiêm ngưỡng 2 sự kỳ lạ: Sen nở rộ vào cuối mùa thu và một con cá mè "thần linh" luôn bơi ngửa trong giếng làng Tiên Hồ.
  • Trong dòng chảy của thời gian, trải qua bao thăng trầm lịch sử, chiến tranh hoạn lạc, dời làng rồi lại lập làng để sinh tồn, tộc người Cor nói chung và người Cor vùng núi huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) nói riêng đến đây đã để lại một kho tàng văn hóa đặc sắc, trong đó cột đâm trâu (Gơr-ố) và bộ Gu độc đáo mà so với các dân tộc khác trên vùng Trường Sơn-Tây Nguyên không có được. 
  • Trải qua bao đổi thay, nhất là trước sự du nhập của các loại hình nghệ thuật hiện đại, đồng bào H’Lăng ở xã biên giới Rờ Kơi (huyện Sa Thầy, Kon Tum) vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
  • Người Xơđăng huyện Nam Trà My (Quảng Nam) quan niệm, tượng cổng làng là một tác phẩm nghệ thuật không chỉ đơn thuần mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi, mà nó còn đánh thức người Xơđăng về một cuộc sống an lành đã gắn bó với họ từ bao đời.
  • Giữa tứ bề mây núi của hồ thủy điện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) có một ngôi đền "thiêng" - đền Pác Tạ. Trông giữ ngôi đền ấy là một người đàn ông của dòng họ Ma, dòng họ của người Tày, trọng lời thề đến mức khó tin.
  • Sau nhiều lần dò hỏi, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên ngôi nhà sàn của người Mường nằm chót vót lưng chừng đồi lúc trời đã nhá nhem tối. Đó chính là nhà của “vua” Mường một thời - Bùi Văn Hiển (SN 1958, trú tại thôn Thấu, xã Lạc Sĩ, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình).
  • Lễ Pút – tồng hay theo cách gọi khác “tắm than” là một nghi lễ cực kỳ linh thiêng của người Dao đỏ ở bản Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, thường chỉ tiến hành vào 2 ngày trong năm: Ngày 1 Tết Nguyên đán và ngày rằm tháng Giêng âm lịch tại nhà những người làm nghề thầy cúng.