Thanh tra an toàn thực phẩm cơ sở khó khăn do vướng "tình làng nghĩa xóm"

Quỳnh Anh Thứ sáu, ngày 01/11/2019 17:30 PM (GMT+7)
Từ tháng 7/2019, Hà Nội đã triển khai mô hình thanh tra ATTP cơ sở trên toàn thành phố. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ thanh tra ATTP cơ sở đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có tâm lý "tình làng nghĩa xóm" khi người sai phạm hầu hết là "quen biết".
Bình luận 0

Tại buổi tọa đàm “Triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Thuận lợi và thách thức” do Sở Y tế Hà Nội tổ chức ngày 1/11, bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Phó Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, quận Nam Từ Liêm bắt đầu từ 10/7/2019 bắt đầu triển khai đồng loạt, xây dựng trong 3 tháng một, mỗi tháng 1 chuyên đề cho 10 phường. Tiêu biểu như tháng 8 ra chuyên đề cho phương là bếp ăn tập thể, mỗi phường 10 bếp ăn.

Như Trong 1 tháng quận đã có 100 bếp ăn được thanh tra. Hay tháng 10 chuyên đề đồ nướng, quận đã tổ chức thanh tra trong tháng 10 là 50 cơ sở, lấy mẫu, kiểm nghiệm về chất gây ưng thư, tỉ lệ dương tính 11,8%.

img

Thanh tra ATTP Hà Nội đã giúp người dân, người sản xuất, kinh doanh tăng cường nhận thức về ATTP

Chia sẻ về những việc làm được, ông Nguyễn Khắc Vững - Phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì (quận nam Từ Liêm) cũng cho biết, phường Mễ Trì là chính quyền nông thôn lên chính quyền đô thị nhưng ngay từ khi bắt đầu thực hiện công tác thanh tra ATTP, đoàn thanh tra đã  tích cực tuyên truyền tới người dân cũng như các hộ kinh doanh nhằm tác động tới ý thức, nhận thức của người dân trong việc chấp hành về quy định ATTP. Công tác thanh tra ATTP tại phường cũng không có sự nể nang, né tránh.

Tuy phường Mễ Trì xử phạt 7 cơ sở với số tiền xử phạt là 19 triệu đồng nhưng đoàn thanh tra gặp nhiều khó khăn. Đó là khi lập biên bản, các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh nhưng khi  đi nộp phạt, các hộ kinh doanh lại không nghiêm chỉnh chấp hành và có ý định chuyển địa điểm kinh doanh hoặc đổi tên cơ sở kinh doanh.

Về ý kiến cho rằng thanh tra ATTP cơ sở còn nể nang “tình làng nghĩa xóm” nên khó xử phạt, bà Thu cho biết, các cơ sở về phía quận ra được quyết định xử phạt đều nộp phạt 100%. Nhưng ở tuyến phường chấp hành chỉ 80%, khó khăn về tình làng nghĩa xóm, thông báo thanh tra thì chủ cửa hàng đóng cửa không gặp, còn thanh tra đột xuất chủ cơ sở cũng không có mặt ở nhà, phải chờ đợi mất thời gian. Ngoài ra, khi thông báo thanh tra cơ sở đã có sự chuẩn bị nên không khách quan, người vi phạm chấp nhận xử phạt. Có cơ sở đã phải sử dụng biện pháp cưỡng chế.

img

Việc người vi phạm là "hàng xóm, họ hàng" khiến thanh tra cơ sở khó khăn trong việc xử phạt

Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó phòng Kinh tế, huyện Thanh Trì chia sẻ, trong quá trình thanh tra ở tuyến cơ sở, đặc biệt là ở môi trường nông thôn đúng là gặp nhiều khó khăn do tâm lý “tình làng nghĩa xóm”. Tuy rằng các thanh tra vẫn phải thực hiện đúng quy định pháp luật nhưng quá trình thực hiện cũng mất nhiều thời gian tuyên truyền giải thích hơn để hàng xóm láng giềng và họ hàng hiểu, đủ thấu tình, đạt lý.

Nói về khó khăn thanh tra ATTP ở cơ sở, bà Nguyễn Ánh Nguyệt - Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Hà Nội nhận định: “Qua 1 năm, chúng tôi thấy rõ cấp quận, huyện hiệu quả cao hơn xã phường - nơi số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ còn lớn. Bên cạnh đó, một cán bộ phải chịu trách nhiệm nhiều công việc nên việc triển khai còn bị ảnh hưởng. Tâm lý e ngại xử phạt còn tồn tại, còn chưa mạnh dạn xử phạt xử lý”.

Từ năm 2016, Hà Nội đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 5 quận, huyện và 10 phường, xã. Qua 3 năm thí điểm, bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Đến tháng 7/2019, Hà Nội tiếp tục nhân rộng mô hình này trên toàn TP. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem