Thứ năm, 25/04/2024

Thay vì "thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân nên chọn giải pháp khác để an cư

14/03/2023 9:30 AM (GMT+7)

Gánh trên vai khoản nợ mua nhà trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng liên tục tăng, nhiều người đang phải thắt chặt chi tiêu để có tiền trả nợ.

Áp lực trả nợ mua nhà đè nặng trên vai

Những ngày đầu tháng 3/2023, nhẩm tính lại các khoản phải chi hàng tháng, gồm tiền nợ mua nhà, tiền ăn, tiền học cho 2 con, bảo hiểm nhân thọ, tiền thuốc men…, khiến vợ chồng anh Kim Cường (38 tuổi) ngụ tại TP.Thủ Đức "méo mặt".

"2 năm trước, vợ chồng tôi vay ngân hàng 800 triệu để mua căn hộ gần 2 tỷ tại quận 9 cũ. Thời điểm mới vay, ngân hàng ưu đãi 36 tháng, lãi suất cố định chưa tới 9%, nên mỗi tháng vợ chồng tôi đóng 10 triệu đồng cho ngân hàng.  Tuy nhiên, từ 2023, ngân hàng thông báo lãi suất điều chỉnh lên khoảng 13%/năm, đồng nghĩa mỗi tháng gia đình tôi phải gánh thêm 4 triệu đồng tiền lãi.

"Thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân có thể chọn giải pháp nào khác để an cư? - Ảnh 1.

Nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng để dành tiền trả nợ mua nhà. Ảnh: H.T

Điều đáng nói, vợ tôi lại vừa mất việc do công ty cắt giảm nhân sự. Như vậy là mất đi 1 nguồn thu nhập quan trọng. Mấy ngày nay vợ chồng tôi không thể nào chợp mắt. Tiền kiếm ra bị giảm 1 nửa mà tiền nợ lại gia tăng. Nếu không gồng gánh nỗi, chúng tôi sẽ phải bán nhà để trả nợ", anh Kim Cường chia sẻ.

Cuộc sống ngày càng khó khăn, khiến người lao động phải "thắt lưng buộc bụng", tiết giảm chi phí. Trước khi mua nhà, nhiều người có tâm lý lạc quan, ít phòng ngừa những tính huống rủi ro, chẳng hạn như nếu có bất trắc phải làm gì tiếp theo, dễ dẫn tới bị động.

Trường hợp của chị Hoa (32 tuổi) là một ví dụ tương tự. Đầu năm, chị bị chấn thương cột sống phải xin nghỉ không lương 3 tháng để điều trị. Vì không mua bảo hiểm, chị Hoa phải tốn một khoản chi phí ý tế không nhỏ. Bên cạnh đó, khoảng thời gian nghỉ làm, chị Hoa phải chịu áp lực trả nợ ngân hàng căn hộ mình đang ở, mỗi tháng gần 13 triệu đồng khiến chị khủng hoảng. 

"Đúng là cuộc sống không lường trước được gì, tôi bây giờ chỉ biết thắt chặt chi tiêu, hạn chế xài tiền tối đa và cầu mong mình nhanh hồi phục để có thể đi làm lại kiếm tiền", chị Hoa chia sẻ.

Có nên mua nhà để áp lực gánh nợ?

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc batdongsan.com.vn, chia sẻ giữa bối cảnh kinh tế khó khăn, người có nhu cầu nhà ở cần cân nhắc sao cho phù hợp, vì vẫn còn giải pháp khả quan như đi thuê nhà.

"Thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân có thể chọn giải pháp nào khác để an cư? - Ảnh 3.

Người có nhu cầu nhà ở cần cân nhắc giải pháp khả quan như đi thuê nhà. Ảnh: H.T

Hơn nữa, thị trường đang có nhiều yếu tố bất định, việc tiếp cận khoản vay không dễ dàng, chi phí lãi vay cao, trong khi giải pháp tạm thuê cũng đáng để suy nghĩ. "Nói như thế không có nghĩa việc người dân có nhà không quan trọng, nhưng cần sắp xếp thứ tự sao cho phù hợp trong từng giai đoạn của nền kinh tế", chuyên gia cho hay.

Dưới góc độ là chuyên gia kinh tế, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, cho biết nhu cầu vay vốn mua nhà vẫn rất lớn trong bối cảnh thu nhập của người lao động còn hạn chế. Tuy nhiên, nền kinh tế đang vào giai đoạn phục hồi, nhu cầu về vốn tăng mạnh khiến các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để hút dòng tiền, và kéo theo là tăng lãi suất cho vay.

"Người vay mua nhà nên cân nhắc khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng, không nên chi quá 30% thu nhập cho khoản vay. Bên cạnh đó, cần ước tính giá trị căn nhà dự định mua dựa trên mức thu nhập cùng tiền mặt có sẵn, và chỉ nên vay trong khả năng trả nợ", ông Thịnh nói.

"Thắt lưng buộc bụng" trả nợ mua nhà, người dân có thể chọn giải pháp nào khác để an cư? - Ảnh 4.

Việc mua nhà cần cân nhắc kĩ để không tạo áp lực, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Ảnh: H.T

Một gợi ý khác, ông Lê Quốc Kiên - nhà đầu tư kì cựu tại TP.HCM, cho rằng việc sở hữu nơi an cư lâu dài luôn là nhu cầu, là ước muốn của đa số mọi người. Vì vậy, thay vì chờ đủ tiền mới mua nhà, thì hãy "chốt giá hiện tại, trả góp tương lai".

Ông cho rằng hiện nay, không phải đa số mọi người chọn thuê nhà để an cư, mà do khả năng tài chính chưa đủ, hoặc chưa tính được kế hoạch tài chính bài bản rõ ràng để tự tin thực hiện. Hoặc cũng có thể họ đã sở hữu nhà, nhưng tài chính chưa đủ ở nơi đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, nên cho thuê nhà của mình rồi bản thân đi thuê lại nhà ở nơi đáp ứng nhu cầu cuộc sống. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Sabeco vẫn lạc quan trong "mưa gió"

Sabeco vẫn lạc quan trong "mưa gió"

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không thuận lợi do khó khăn chung của ngành bia, Sabeco vẫn nhìn thấy các cơ hội kinh doanh tốt trong năm 2024. Công ty sẽ trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 35% theo kế hoạch.