Thế giới không làm cáp treo để khám phá hang động

Lê Tâm (ghi) Thứ năm, ngày 30/10/2014 09:20 AM (GMT+7)
Năm 1990, tôi là 1 trong 2 nhà địa chất được phân công viết đề cương đầu tiên cho việc nghiên cứu khối đá vôi này cùng các hang động ở Phong Nha- Kẻ Bàng. Tôi cũng là nhà địa chất Việt Nam đầu tiên đi xuyên qua hang Sơn Đoòng, năm 2013.
Bình luận 0

Tôi mới biết sơ qua về dự án cáp treo tại vùng Phong Nha - Kẻ Bàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Quảng Bình dự kiến xây dựng tuyến cáp treo dài 10,6km. Tuy nhiên, di sản thiên nhiên thế giới là nơi cần được bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm mọi hoạt động của con người làm ảnh hưởng xấu tới môi trường thiên nhiên.

Một dự án cáp treo dự định thực hiện trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, có thể đưa một số lượng gấp bội du khách đến với di sản thiên nhiên thế giới này, như vậy chắc chắn không khỏi ảnh hưởng lớn tới môi trường, đặc biệt là đối với những nơi nhạy cảm như hang Sơn Đoòng. Khách du lịch nói chung, khách du lịch Việt Nam nói riêng, không phải đều có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.

img PGS - TS Tạ Hòa Phương trong chuyến thám hiểm hang Sơn Đoòng năm 2013. 

Quan điểm
img
PGS.TS Tạ Hòa PhươngChủ tịch Hội Cổ sinh - địa tầng Việt Nam
  Cáp treo hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, nhưng không áp dụng đối với khám phá hang động. Bởi hang động, đặc biệt những hang lớn như Sơn Đoòng có hệ sinh thái đặc biệt, rất dễ bị tổn thương bởi sự thăm viếng vượt quá sức chịu tải của nó. Hoạt động của ga cáp treo trên khu vực đỉnh hang Sơn Đoòng, gần hố sập thứ 2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của cấu trúc trần hang vốn đã rất yếu...  

 

Tiếng động cơ máy nổ trên công trường xây dựng, lượng rác thải sinh hoạt khó kiểm soát như đã được thấy ở các nơi vận hành cáp treo khác và sự tương tác giữa các ga cáp treo với nền địa chất yếu tại khu vực mái các hang động lớn không chỉ khiến chúng yếu hơn, mà còn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường cho con người.  

Cáp treo hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, nhưng không áp dụng đối với khám phá hang động. Bởi hang động, đặc biệt những hang lớn như Sơn Đoòng có hệ sinh thái đặc biệt, rất dễ bị tổn thương bởi sự thăm viếng vượt quá sức chịu tải của nó. Hoạt động của ga cáp treo trên khu vực đỉnh hang Sơn Đoòng, gần hố sập thứ 2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của cấu trúc trần hang vốn đã rất yếu.

Từ góc nhìn địa chất dễ dàng nhận thấy hố sập có đường kính trên 100m này nằm ở giao điểm của 2 đứt gãy địa chất - là nơi xung yếu nhất trong cấu trúc địa chất khu vực, vì vậy nó mới bị sập trần.

Quá trình xây dựng và vận hành của ga cáp treo tại khu vực miệng hố sập này có nguy cơ gây sập lan tỏa bất cứ lúc nào, không chỉ tổn hại tới thiên nhiên (trần hang), phá hủy khu rừng nhiệt đới đã được hình thành dưới đáy hố sập, mà nguy hiểm hơn là đe dọa mạng sống của du khách. Hậu quả của việc sập đổ lan truyền ngoài việc đe dọa tính mạng du khách, còn làm tắc nghẽn lòng hang, phá hủy hệ thống thạch nhũ rất đẹp...

Vì lợi ích lâu dài, không nên có tuyến cáp treo dẫn vào hang Sơn Đoòng, dù vào điểm nào của hang.

Cần bảo tồn nó như một di sản thiên nhiên đặc biệt, không chỉ của Quảng Bình, Việt Nam mà còn của thế giới.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem