Thế kỷ 21: Thế kỷ của chiến tranh và xung đột

Thứ năm, ngày 14/09/2017 13:30 PM (GMT+7)
Dù thế kỷ 21 chỉ mới trôi qua 16 năm nhưng 16 năm đó nhân loại đã phải gánh chịu hàng chục cuộc chiến, xung đột và đầy bất ổn.
Bình luận 0

img

Ngay từ năm đầu tiên của thế kỷ 21, lịch sử thế giới đã bị tác động mạnh mẽ bởi sự kiến 11.9. Sự kiện khơi mào cho một loạt cuộc chiến trong suốt 16 năm sau đó khi biến cả Trung Đông thành một bãi chiến trường khổng lồ tác động đến hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Thegent.

img

Và khi thế kỷ 21 trôi qua cột mốc 10 năm, thế giới vẫn đầy bất ổn khi nhân loại chỉ mãi loay hoay với những cuộc chiến do chính họ tạo nên từ Trung Đông, cho đến Châu Á và lan sang cả Đông Âu. Và những cái được gọi là mần mống hay mối đe dọa đối với an ninh thế giới dù bị tiêu diệt hết lần này tới lần khác nhưng chúng vẫn tiếp tục trỗi dậy và đáng sợ hơn trước. Nguồn ảnh: Thegent.

img

Hình ảnh bức tượng của Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị Quân đội Mỹ kéo đổ vào năm 2003, khi Washington tiến hành cuộc chiến xâm lược Iraq với lý do tìm vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng đã 14 năm trôi qua họ chẳng thể tìm thấy nó, bởi nó không hề tồn tại. Nguồn ảnh: Thegent.

img

Không chỉ chiến tranh, mà cả bất ổn chính trị cũng tác động mạnh mẽ đến sự ổn định và thịnh vượng chung của nhân loại, và nó luôn là giai đoạn đầu tiên cho một cuộc nội chiến. Một phụ nữ cài hòa lên hàng rào cảnh sát chống bạo động trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2004. Nguồn ảnh: Thegent.

img

Một quân nhân Mỹ trở về nhà sau 7 tháng phải xa cô con gái để thực hiện nhiệm vụ ở Iraq. Ảnh chụp năm 2007. Nguồn ảnh: Thegent.

img

Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Afghanistan sau một cuộc đấu súng với phiến quân Taliban khi cuộc chiến ở đây đã kéo dài lên đến 10 năm. Tính tới thời điểm hiện tại, Afghanistan đang là cuộc chiến lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, lâu hơn cả Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Xopom.

img

Một tay súng ở Syria ngồi bên những vết máu sau khi đồng đội của anh ta vừa bị bắn hạ. Nguồn ảnh: WN.

img

Diễn ra từ năm 2011 cho tới nay, cả đất nước Syria gần như đã thành bình địa sau cuộc chiến tranh dai dẳng đến vô tận này. Nguồn ảnh: Altsa.

img

Một người đàn ông ngồi chơi piano trước hàng dài cảnh sát trong cuộc bạo loạn ở Ukraine năm 2014. Nguồn ảnh: Classic.

img

Gương mặt của một binh lính Mỹ sau hai ngày chiến đấu liên tục không ngủ. Tính tới năm 2017 này, Mỹ chỉ còn 4000 quân đang đồn trú ở Afghanistan, phần lớn lực lượng quân đội của nước này đã rút hết khỏi đây. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Tàu sân bay Kunezsov của Nga trên đường tới Syria tham chiến. Việc Nga gửi quân tới Syria tham chiến đã phá bỏ thế độc tôn của Mỹ trong việc can thiệp quân sự trực tiếp vào những quốc gia bất ổn trên thế giới suốt từ đầu thế kỷ 21 tới nay. Nguồn ảnh: Beyond.

img

Hình ảnh Triều Tiên phóng thử cùng một lúc bốn qua tên lửa đạn đạo, trong đó có ba quả bay tới tận vùng biển Nhật Bản. Thế kỷ 21 cũng đánh dấu sự nổi lên của một thế lực quân sự mới mang tên Triều Tiên với chương trình phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa đầy tranh cãi của nước này. Nguồn ảnh: ABC.

img

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên của nước này, mở ra một chương mới đối với quá trình xây dựng và phát triển của Quân đội Trung Quốc trong suốt 100 năm. Nhưng đồng thời nó cũng khiến cả thế giới lo ngại về nguy cơ xung đột trên biển khi lợi ích chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng. Nguồn ảnh: ABC.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem