Anh Phạm Văn Phúc, thợ bẫy chuột ở vùng Đồng Tháp Mười PHẠM HỮU
Anh Phúc là một trong nhiều người sống bằng nghề bẫy chuột thường xuyên ở xã Long Thành, H.Tân Thạnh (Long An). Anh có thâm niên hơn 10 năm săn bắt chuột đồng ở khu vực Đồng Tháp Mười này
Quê ở tận tỉnh Đồng Tháp nhưng anh Phúc cùng nhiều thợ săn chuột khác cũng đi khắp nơi, kéo lên tận Long An, ở đâu có chuột anh đều có mặt. Và để đặt bẫy chuột, anh Phúc phải tự chế đôi vớ vải vừa để giữ chân không bị đạp gai vừa di chuyển không gây tiếng động
Địa điểm đặt bẫy thường ở các triều đê, nơi giáp ranh với những cánh đồng lúa; hoặc rừng tràm, đường mòn ở những khu dân cư thôn xã
Việc đặt bẫy này thường theo lối phán đoán. Người thợ chỉ cần quan sát thật kỹ những đường mòn mà chuột tạo thành. Hoặc dấu vết của chuột để lại như: thức ăn, dấu cỏ bị giẫm đạp là có thể đặt bẫy đón đường đi của chuột. Vì chúng có tập quán chạy theo đường mòn cố định sẵn, ít khi thay đổi đường đi
Một ngày anh Phúc đặt bẫy hai lần vào buổi sáng và chiều tối. Những chiếc bẫy được làm theo yêu cầu của người thợ. Loại bẫy cũng tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của chuột mà người thợ muốn bắt. Bên cạnh đó là những cây cờ tre tự chế để đánh dấu vị trí chiếc bẫy đặt
Chuột bị dính bẫy của anh Phúc
Đối với thợ bắt chuột, kỹ thuật, kinh nghiệm đặt bẫy mới chính là điều quan trọng. Trung bình một thợ diệt chuột sở hữu trên dưới 100 bẫy chuột
Đêm xuống cũng là lúc anh Phúc đi thăm bẫy và gom chuột vào lồng lớn. Công việc này có khi kéo dài đến tận nửa đêm mới xong
Vào sáng mỗi ngày, những thợ đặt bẫy từ khắp nơi đánh ghe về điểm tập kết chuột
Sau khi phân loại chuột, anh Phúc cân ký chờ thương lái đến để giao hàng
Những thương lái đến tận nơi thu mua chuột đồng của những thợ săn chuột
PV (Báo Thanh Niên)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.