Thứ năm, 25/04/2024

Thị trường vàng chao đảo

26/02/2023 1:00 PM (GMT+7)

Thị trường vàng và chứng khoán của Mỹ chao đảo sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân được công bố. Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy cuộc chiến lạm phát của Fed sẽ còn kéo dài.

Thị trường vàng và chứng khoán của Mỹ chao đảo sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân được công bố. Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy cuộc chiến lạm phát của Fed sẽ còn kéo dài.



Thị trường vàng chao đảo - Ảnh 1.

Giá vàng xóa sạch mức tăng kể từ đầu năm tới nay. Ảnh: Bloomberg.

Theo Kitco.com, trong phiên giao dịch ngày 24/2 (giờ Mỹ), giá vàng thế giới trên sàn New York đã lao dốc xuống dưới 1.908 USD/ounce, đánh dấu mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái.

Phố Wall cũng chìm trong sắc đỏ. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 407,45 điểm (tương đương 1,23%) còn 32.746,46 điểm. Chỉ số S&P 500  Nasdaq giảm lần lượt 55,41 điểm (-1,38%) và 220,71 điểm (-1,89%).

Các thị trường chao đảo sau khi thước đo lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh hơn dự kiến.


PCE cao hơn dự kiến

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi - không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm - tăng 0,6% trong tháng 1 và 4,7% so với một năm trước đó. Trước đó, Phố Wall dự báo mức tăng lần lượt là 0,5% và 4,4%.

Nếu tính cả giá năng lượng và thực phẩm, PCE tăng 0,6% so với một tháng trước đó và 5,4% so với một năm trước đó.

Chi tiêu của người tiêu dùng cũng đi lên khi giá tăng. Mức tăng là 1,8% trong tháng 1, vượt dự báo 1,4%. Thu nhập cá nhân tăng 1,4%, cao hơn ước tính 0,2 điểm phần trăm.



Thị trường vàng chao đảo - Ảnh 2.

Giá vàng giao ngay lao dốc trong phiên 24/2 trên sàn New York. Ảnh: Kitco.com.

Các dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ đang tăng nhanh hơn dự báo trước đó và đẩy Fed vào thế khó. Fed theo dõi báo cáo PCE sát sao hơn những chỉ số lạm phát khác, bởi chỉ số này điều chỉnh theo thói quen chi tiêu của người tiêu dùng.

Do đó, nó mang tới cái nhìn chính xác hơn về chi phí sinh hoạt. Các nhà hoạch định chính sách cũng tập trung vào lạm phát cốt lõi vì cho rằng chỉ số này sẽ thể hiện xu hướng dài hạn của giá cả.

PCE tăng vượt dự kiến trong tháng 1 chủ yếu do giá nhiên liệu tăng 2%. Giá thực phẩm đi lên 0,4%. Hàng hóa và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng 0,6%.

So với một năm trước đó, giá thực phẩm tăng 11,1%, còn giá năng lượng tăng 9,6%.


Tin xấu nối nhau

Mới đây, ông Jamie Dimon - CEO JPMorgan Chase - cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu mạnh lên. Điều này cho thấy ngân hàng trung ương có thể phải hành động nhiều hơn để kìm hãm lạm phát.

"Tôi dành tất cả sự tôn trọng cho Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng thực tế là lạm phát đã vượt tầm kiểm soát của chúng ta một chút", ông Dimon cảnh báo.

Báo cáo PCE không phải minh chứng duy nhất cho thấy Fed đang thất thế trong cuộc chiến chống lạm phát. Chỉ số giá sản xuất trong tháng 1 đã ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 6/2022 và cao hơn dự đoán trước đó của giới quan sát.

Chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng cao trong tháng 1 do chi phí nhà ở, giá xăng và nhiên liệu đi lên. Các dữ liệu về thị trường việc làm của Mỹ cho thấy cung lao động vẫn chưa theo kịp cầu.

Doanh số bán lẻ trong tháng 1 cũng cao hơn dự đoán của giới quan sát. Và tâm lý người tiêu dùng được cải thiện đáng kể.

Tất cả cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế Mỹ vẫn còn rất tốt. Đó đáng lẽ sẽ là tin vui. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ Fed đang muốn hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế, chi tiêu tiêu dùng và thị trường việc làm để kìm hãm lạm phát.

Nếu các dữ liệu chỉ ra người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiêu và tăng trưởng tiền lương còn mạnh mẽ, Fed sẽ phải hành động nhiều hơn để kìm hãm lạm phát.

Lãi suất cực đại của chu kỳ tăng do đó sẽ cao hơn những gì đang được các thị trường định giá. Điều này có thể đè nặng lên thị trường chứng khoán và vàng, vốn rất nhạy cảm với lãi suất.

Theo biên bản cuộc họp đầu năm của Fed, không phải mọi quan chức tham gia cuộc họp đều ủng hộ việc tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm như quyết định cuối cùng của FOMC. Một vài thành viên cho biết họ muốn nâng 0,5 điểm phần trăm.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Việc tỷ phú Elon Musk sa thải nguyên nhóm marketing trong Tesla làm việc mới được 4 tháng cho thấy cuộc "sắp xếp" lại nhân sự đã bắt đầu tại công ty sản xuất xe điện hàng đầu thế giới.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.