Thứ ba, 23/04/2024

Thủ tướng: Tín dụng đen còn tồn tại gây bức xúc xã hội

07/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Thị trường tài chính phát triển nhanh, nhưng việc thực hiện chính sách tài chính toàn diện vẫn còn những tồn tại, hạn chế, trong đó, tình trạng tín dụng đen còn tồn tại gây bức xúc xã hội.


Phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chiều ngày 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh của thị trường tài chính, với nhiều kết quả vượt bậc dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Thị trường dịch vụ ngân hàng có bước tiến nhanh, bám sát sự phát triển của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chính sách tài chính toàn diện vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong bối cảnh một nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi.

Theo đó, tại các thành phố, đô thị, việc tiếp cận các sản phẩm tài chính khá dễ dàng, nhưng một bộ phận người dân, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn và hạn chế về tiếp cận tài chính. Tình trạng tín dụng đen còn tồn tại gây bức xúc xã hội, chính sách tài chính toàn diện bao phủ nhiều ngành nhưng việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức chưa phát huy được hết sự đồng bộ và hiệu quả… 

Thủ tướng: Tín dụng đen còn tồn tại gây bức xúc xã hội - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chiến lược đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác.

Việc ban hành chiến lược này thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hướng tới bền vững trong dài hạn, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Chiến lược được ban hành nhằm giúp hệ thống tài chính Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò huyết mạch của nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo, giúp mọi người dân được thụ hưởng mọi thành quả của phát triển kinh tế. Mục đích cuối cùng là hướng đến người dân, bảo đảm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 3/8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, gồm mục tiêu xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực, mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Theo Thủ tướng, những thành tựu này có đóng góp của việc thực hiện chính sách tài chính toàn diện.

Trước đó, trong phát biểu khai mạc phiên họp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ xác định "4 ổn định" bao gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và giá cả, thị trường các loại hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống người dân; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trong đó, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn là mục tiêu ưu tiên, xuyên suốt; theo đó, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung, hiệu quả. Do đó các cấp, các ngành phải nắm chắc tình hình, dự báo sát diễn biến, phản ứng chính sách phải nhanh. Trong đó, điều hành chính sách tiền tệ phải bám sát" hằng ngày, hàng giờ".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên phục hồi cơ cấu lại danh mục, chỉ giữ lại những cổ phiếu vẫn giữ được xu hướng tăng giá, hạn chế giải ngân mua mới cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.

1.300 tỷ đồng đổ vào Hoàng Anh Gia Lai

1.300 tỷ đồng đổ vào Hoàng Anh Gia Lai

Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã cổ phiếu HAG) đã bán được 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để thu về 1.300 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ HAGL đã tăng từ gần 9.275 tỷ đồng lên gần 10.575 tỷ đồng.

Nhóm chứng khoán khởi sắc sau thông tin về KRX, VN-Index bật tăng hơn 15 điểm

Nhóm chứng khoán khởi sắc sau thông tin về KRX, VN-Index bật tăng hơn 15 điểm

Trong 26 mã cổ phiếu ngành chứng khoán thì có tới 5 mã tăng kịch trần và 21 mã tăng giá, không có mã nào giảm giá. Nhóm này trở thành "đầu tàu" dẫn dắt đà tăng của chỉ số VN-Index, với mức tăng 5,83%.

Chính thức vận hành hệ thống giao dịch KRX vào ngày 2/5

Chính thức vận hành hệ thống giao dịch KRX vào ngày 2/5

HoSE chính thức triển khai hệ thống giao dịch mới KRX vào ngày 2/5, dữ liệu giao dịch là cuối ngày 26/4, dựa vào kết quả kiểm thử cuối cùng là ngày 30/4.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (22/4): Nhiều mã cổ phiếu chia cổ tức cao được khuyến nghị mua

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (22/4): Nhiều mã cổ phiếu chia cổ tức cao được khuyến nghị mua

Với diễn biến hiện tại của thị trường, nhà đầu tư được khuyến nghị giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp dưới 30% danh mục, tranh thủ cơ cấu lại danh mục khi có nhịp hồi phục và không nên sử dụng margin, giải ngân bắt đáy sớm trong thời điểm này.