Thúc đẩy liên kết sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng

Trang Ngân Thứ hai, ngày 01/05/2023 18:00 PM (GMT+7)
Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện điều tra, đánh giá các mối liên kết ngang, liên kết dọc theo các phương thức nuôi tôm nước lợ (tôm - lúa, tôm - rừng); xây dựng các giải pháp tổ chức, quản lý liên kết sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng...
Bình luận 0

Thúc đẩy liên kết sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai nhiệm vụ "Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm thuộc đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030", nhằm góp phần thực hiện thành công Quyết định 79/QĐ-TTg (ngày 18/1/2018) của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam.

Mục tiêu đề án là điều tra, đánh giá các mối liên kết ngang, liên kết dọc theo các phương thức nuôi tôm nước lợ khác nhau (tôm - lúa, tôm - rừng, tôm trên cát, tôm công nghiệp quy mô nhỏ) nhằm tổng kết, áp dụng, nhân rộng mô hình hiệu quả vào sản xuất. Xây dựng các giải pháp tổ chức, quản lý liên kết sản xuất theo phương thức nuôi tôm nước lợ khác nhau.

gop/ Thúc đẩy liên kết sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng - Ảnh 1.

Mô hình tôm - lúa ở tỉnh Cà Mau. Ảnh: C.L

Đề án sẽ xây dựng 2 mô hình sản xuất theo hình thức liên kết ở 4 phương thức nuôi tôm khác nhau (tôm - lúa, tôm - rừng, tôm trên cát, tôm công nghiệp quy mô nhỏ) tại các tỉnh ven biển đại diện vùng sinh thái khác nhau: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Nghệ An... Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho trên 300 cán bộ HTX/tổ hợp tác và người sản xuất; thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hiệu quả.

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện điều tra, đánh giá các mối liên kết ngang, liên kết dọc theo các phương thức nuôi tôm nước lợ (tôm - lúa, tôm - rừng); xây dựng các giải pháp tổ chức, quản lý liên kết sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng;

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mô hình tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng thí điểm một mô hình sản xuất theo hình thức liên kết ở 2 phương thức nuôi tôm nước lợ khác nhau (tôm - lúa, tôm - rừng) tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau; tổ chức tập huấn cho các cơ sở, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng theo chuỗi. 

Mỗi tỉnh đào tạo 6 kỹ thuật viên hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật theo GAP về nuôi tôm - lúa, tôm - rừng và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi, giám sát thực hiện mô hình. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho trên 60 cán bộ HTX/tổ hợp tác và người sản xuất; thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hiệu quả…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem