Thương hiệu kem gắn liền tuổi thơ người Hà Nội giờ ra sao?

Quang Sơn Thứ hai, ngày 03/09/2018 12:55 PM (GMT+7)
Là một trong những hãng kem có tuổi đời lâu nhất Hà Nội, nhưng giờ đây Thủy Tạ đang chịu sự cạnh tranh lớn từ những thương hiệu kem mới.
Bình luận 0

Thủy Tạ tiền thân là nhà hàng Thủy Tạ, được thành lập từ tháng 5/1958, là nhà hàng duy nhất nằm bên bờ Hồ Gươm, trung tâm Thủ đô. Khi mới thành lập, do điều kiện kinh tế và mức thu nhập của người dân còn thấp, Thủy Tạ tập trung vào mảng kem giá rẻ với sản phẩm chính là kem đá và các hương vị truyến thống. 3 thương hiệu kem cực kỳ nổi tiếng không ai không biết khi đó là kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ và kem Bodega.

Với những thành công có được, năm 1999, Thủy Tạ đưa vào hoạt động 1 nhà máy kem công nghiệp với công suất 1 triệu lít/năm dựa trên công nghệ của Ý. Đây là tiền đề đưa Thủy Tạ trở thành một trong những doanh nghiệp giữ thị phần chi phối tại Hà Nội và khu vực phía bắc thời điểm đó.

img

Kem Thủy Tạ là một trong những thương hiệu kem lâu đời nhất tại Hà Nội

Tuy nhiên, dù đã gây dựng được thương hiệu và giữ thị phần lớn ở phía Bắc trong thời gian dài, sự xuất hiện của những đối thủ "sinh sau đẻ muộn" như kem Wall's của Unilever, và đặc biệt là 2 đối thủ lớn nhất hiện tại là Kido Foods và Vinamilk đã làm thay đổi cuộc chơi của những doanh nghiệp truyền thống như Tràng Tiền và Thủy Tạ.

Thương hiệu từng thống lĩnh thị trường kem Hà Nội nay chỉ còn là dĩ vãng khi thị phần ngày càng giảm, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi thế thương hiệu và mặt bằng đẹp quanh Hồ Gươm. Doanh thu kem của Thủy Tạ nay chỉ quanh mức 50 tỷ đồng mỗi năm, trong khi các đối thủ khác đã cán đích nghìn tỷ.

Năm 2016, Thủy Tạ đạt 110,5 tỷ đồng doanh thu, lãi ròng 7,4 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ bán kem đạt gần 54 tỷ đồng, chiếm gần 49% tổng doanh thu. Còn lại là doanh thu từ mảng nhà hàng, bán đá và nước đá, các dịch vụ khác.

img

Tình hình kinh doanh của Thủy Tạ từ 2015 đến nay

Giữa năm 2017, Kem Thủy Tạ đưa toàn bộ 3 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 31.000 đồng/cổ phiếu. Đến nay sau 1 năm lên sàn Thủy Tạ chưa tiến hành tăng vốn điều lệ. Giá cổ phiếu đã tăng 22,58% so với giá chào sàn, ở mức 38.000 đồng/cổ phiếu.  

Trong năm 2017, dù đã đầu tư thêm 300 tủ đông bổ sung cho thị trường kem nhưng doanh thu của mảng này vẫn giảm 12% so với năm trước, chỉ còn 47,5 tỷ đồng. Tổng doanh thu của Thủy Tạ đạt 102,5 tỷ đồng, giảm 7% so với 2016. Lãi ròng đạt 5,78 tỷ đồng, giảm 22%, xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy bán kem đem lại nguồn thu lớn nhất cho Thủy Tạ nhưng tỷ suất lợi nhuận kém xa so với kinh doanh nhà hàng. Trong năm 2017, tỷ suất lợi nhuận từ nhà hàng đạt 63%, trong khi tỷ suất lợi nhuận từ bán kem chỉ đạt 37%.

img

Kem Thủy Tạ đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ mới

Thủy Tạ cho biết, tình hình kinh doanh của công ty từ 2014 đến 2017 gặp nhiều khó khăn. Về mảng kem, mặc dù giá nguyên liệu đầu vào chủ yếu như sữa gầy, sữa béo và bột whey đều tăng hàng chục phần trăm nhưng giá bán thành phẩm do cạnh tranh thị trường của công ty lại chưa thể tăng.

Thủy Tạ đánh giá, tình hình thời tiết năm qua có nhiều biến động, thất thường, đặc biệt thời tiết từ đầu năm 2017 mưa nhiều đã gây ảnh hưởng lớn đến đặc thù hoạt động kinh doanh của khối các nhà hàng, cửa hàng và khối thị trường kem công nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống dây chuyền sản xuất kem Thủy Tạ từ năm 1999 đã được đầu tư từ lâu, nên chất lượng xuống cấp, thường xuyên phải sửa chữa thay thế nên ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ sản xuất của công ty.

Điểm chung thú vị giữa Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Samsung

Chiến lược phát triển công nghệ của Vingroup có khá nhiều nét tương đồng với Samsung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem