Tiền Giang: Trồng thứ khoai đặc biệt này, đào củ đúng thời điểm giá bán cao kỷ lục, cứ 1ha nông dân thu 300 triệu

Minh Trí (Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang) Thứ năm, ngày 14/01/2021 06:45 AM (GMT+7)
Vụ Đông xuân năm nay, nông dân huyện Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Tiền Giang) xuống giống trồng khoai mỡ với diện tích gần 470 ha. Đáng mừng là giá khoai mỡ đầu vụ đạt mức tăng cao kỷ lục từ trước đến nay, nông dân rất phấn khởi bởi mang lại nguồn thu nhập cao trong những ngày năm hết Tết đến.
Bình luận 0

Những xã có diện tích khoai mỡ trồng tập trung lớn gồm: Tân Hòa Đông trồng gần 110 ha, Phú Mỹ trồng 130 ha, Thạnh Mỹ trồng gần 100 ha…

Đến đầu tháng 01/2021, bà con đã thu hoạch khoai mỡ đầu vụ được gần 60 ha, năng suất dao động từ 13 tấn đến 20 tấn tùy khu vực, sản lượng đạt trên 900 tấn khoai mỡ cung ứng thị trường. Trong đó, cao nhất là khu vực xã Tân Hòa Thành, nông dân thu hoạch đầu vụ 5 ha, năng suất đạt 20 tấn/ha và sản lượng đạt 100 tấn củ.

Tiền Giang: Trồng thứ khoai đặc biệt này, đào củ đúng thời điểm giá bán cao kỷ lục, cứ 1ha nông dân thu 300 triệu - Ảnh 1.

Nông dân huyện Tân Phước lại trúng mùa khoai mỡ, giá khoai mỡ năm nay tăng cao kỷ lục giúp nông dân thu 300 triệu đồng/ha. Ảnh: Quốc Tuấn (Báo Ấp bắc).

Đáng mừng là giá khoai mỡ đầu vụ đạt mức tăng cao kỷ lục từ trước đến nay, nông dân rất phấn khởi bởi mang lại nguồn thu nhập cao trong những ngày năm hết Tết đến. 

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, những trà khoai thu hoạch sớm vừa qua có lúc nông dân bán được giá đến 30.000 đồng/kg, cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. 

Còn bình quân, thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Với trà khoai đạt năng suất bình quân 15 tấn/ha, mỗi ha khoai đạt giá trị sản xuất lên đến 300 triệu đồng, trừ chi phí người dân còn lãi từ 150 - 200 triệu đồng/ha.

Ông Võ Văn Bằng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) cho biết, khoai mỡ là cây trồng đặc hữu ở vùng Đồng Tháp Mười. 

Nhờ khoai mỡ, nông dân có thu nhập ổn định, cuộc sống an cư lạc nghiệp. Nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của cây khoai mỡ, giúp bà con dựng nên cơ nghiệp bền vững, địa phương tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng những mô hình thâm canh khoai mỡ hiệu quả cao. 

Trong đó, vai trò của mạng lưới tổ chức Hội Nông dân cơ sở được phát huy thông qua các buổi sinh hoạt Hội, tập huấn, hội thảo chuyên đề, phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi,…

Theo ông Võ Văn Bằng, nếu như trước đây khoai mỡ chỉ trồng mỗi năm một vụ, thời gian kéo dài đến 06 tháng mới thu hoạch, thì hiện nay, bà con chủ động trồng rải vụ gần như quanh năm, đặc biệt là cho thu hoạch trước Tết Nguyên đán, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Nhiều nơi như: Xã Phú Mỹ, Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh của huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) còn trồng khoai mỡ theo hình thức cho leo giàn, kết hợp bố trí luân vụ khoai mỡ với đậu phộng trong năm…

Nhờ đó, nâng cao giá trị của cây khoai mỡ đặc hữu vùng Đồng Tháp Mười. Nhất là vào vụ thu hoạch sớm hàng năm, do quy luật cung cầu thị trường nên khoai mỡ thường có giá cao, giúp hộ dân dựng nên cơ nghiệp và gắn bó với miền đất mới giàu tiềm năng này.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem