Thứ sáu, 19/04/2024

Tiếp sức doanh nghiệp tiếp cận vốn ưu đãi phục hồi sản xuất, kinh doanh

12/10/2021 7:00 PM (GMT+7)

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài, diễn biến phức tạp, doanh nghiệp (DN) phải đối mặt với hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ; thị trường bị thu hẹp; cùng với đó là chi phí sản xuất tăng cao do phải xét nghiệm COVID-19 và đảm bảo đời sống cho người lao động khi thực hiện các phương án sản xuất “3 tại chỗ”...

Những gánh nặng này đã làm nguồn vốn, tín dụng của DN cạn kiệt, lâm vào cảnh khốn khó. Ðồng hành cùng DN vượt qua những khó khăn, Chính phủ và một số bộ ngành đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ giúp DN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của nhiều tổ chức quốc tế, ngân hàng thương mại tạo thêm kênh thông tin để giúp các DN thuận lợi tiếp cận các nguồn lực.

Tiếp sức doanh nghiệp tiếp cận vốn ưu đãi phục hồi sản xuất, kinh doanh - Ảnh 1.

Để hỗ trợ DN, Ngân hàng Vietinbank triển khai “Gói giải pháp đồng hành cùng DN mùa dịch COVID-19”. Trong ảnh: DN, người dân giao dịch tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DN nhỏ và vừa do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ (USAID LinkSME) tổ chức Tọa đàm “Nguồn tài chính ưu đãi hỗ trợ DN nhỏ và vừa phục hồi trong bối cảnh COVID-19”. Sự kiện nhằm đồng hành cùng các DN nhỏ và vừa vượt qua những khó khăn của đại dịch COVID-19 thông qua việc hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Tại buổi tọa đàm, DN được tiếp cận những thông tin cập nhật mới nhất về hoạt động thẩm định, phê duyệt giải ngân tín dụng và các hoạt động hỗ trợ DN nhỏ và vừa từ ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Ông Bùi Hoàng Tùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ cho vay, Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (SMEDF), cho biết: “Quỹ SMEDF là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Ðầu tư hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Ðối tượng hỗ trợ của quỹ là các DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, DN tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị. Mức cho vay từ nguồn vốn cho vay gián tiếp của quỹ đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh. Hiện chúng tôi đang áp dụng mức lãi suất ưu đãi với lãi suất cho vay ngắn hạn là 2,16%/năm, trung và dài hạn là 4%/năm. Mức lãi suất này sẽ được giữ cố định trong suốt thời gian vay, thậm chí có thể giảm thêm”.

Trong bối cảnh dịch bệnh, giúp DN nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi là một trong những giải pháp đòn bẩy để DN có thể lấy đà phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo bà Phan Lệ Hà, Chuyên gia tài chính của Dự án USAID LinkSME, DN nhỏ và vừa hiện nay gặp nhiều rào cản về tiếp cận tài chính: DN từng có lịch sử phát sinh nợ xấu, hạn chế về năng lực quản trị tài chính, báo cáo tài chính không rõ ràng, minh bạch, phương án kinh doanh không khả thi hay tài sản đảm bảo không đủ điều kiện nhận của các tổ chức tài chính... Chính những tồn tại này đã giảm khả năng tiếp cận tài chính và kéo dài thời gian vay vốn của DN.

Ðể tháo gỡ nút thắt, ông Ðỗ Văn Hải, Trưởng phòng Khách hàng DN nhỏ và vừa, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhấn mạnh: Ðể các ngân hàng bơm vốn phục hồi, tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DN cần chứng minh được nội lực, tính khả thi phương án sản xuất, kinh doanh hậu COVID-19. Cùng với đó, DN cần kiểm soát tốt dòng tiền hoạt động kinh doanh, trả nợ ngân hàng và xây dựng lịch sử tín dụng tốt, vì đây là cơ sở để BIDV đánh giá mức độ tín nhiệm DN. Ðồng thời, am hiểu quy định về sản phẩm, chương trình tín dụng của ngân hàng để có thể tham gia các chương trình tín dụng đúng đối tượng, đúng mục tiêu, tận hưởng chính sách lãi suất ưu đãi. Ðối với DN khởi nghiệp, các bạn trẻ phải có dự án khởi nghiệp thuyết phục được ngân hàng về tính hiệu quả, triển vọng về dự án mình đang theo đuổi.

Ông Bùi Hoàng Tùng, khẳng định: “Quỹ không có quy định về việc phê duyệt cho vay đối với những DN tăng trưởng âm. Nhưng nếu DN chứng minh được tình trạng tăng trưởng âm là do các yếu tố khách quan như dịch bệnh, đồng thời xây dựng được phương án kinh doanh tốt, được ngân hàng đánh giá là khả thi thì vẫn sẽ nhận được hỗ trợ của quỹ”. Theo ông Bùi Hoàng Tùng, các DN nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn có thể nộp hồ sơ tại điểm giao dịch của các ngân hàng nhận vốn cho vay gián tiếp của quỹ trên toàn quốc như: BIDV, MB, SHB, HDBank, Bắc Á Bank, Sacombank. Thời gian tới, quỹ sẽ ký hợp đồng khung cho vay gián tiếp với một số ngân hàng thương mại khác. Sau khi ký kết, quỹ sẽ công bố danh sách ngân hàng nhận vốn cho vay gián tiếp của quỹ trên website để DN nắm bắt thông tin.

Theo bà Phan Lệ Hà, Dự án USAID LinkSME thực hiện trong 5 năm (2018-2023) với tổng kinh phí 24,9 triệu USD. Mục tiêu dự án hướng đến: môi trường kinh doanh được cải thiện, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nhỏ và vừa, tăng khả năng tương tác giữa Chính phủ và DN hiệu quả nhờ hiện đại hóa và số hóa; giúp DN nhỏ và vừa thiết lập các kết nối mới và quan hệ cung ứng với các DN đầu chuỗi thông qua các đơn đặt hàng, hợp đồng cung ứng lâu dài… Trong năm 2021, Dự án USAID LinkSME đang triển khai nhiều chương trình đào tạo để giúp cho DN nâng cao năng lực quản trị tài chính. Theo đó, phối hợp cùng các ngân hàng xây dựng đội ngũ chuyên gia để hỗ trợ trực tiếp các DN khi họ cần chuẩn bị các hồ sơ vay vốn, hoặc hỗ trợ DN cấu trúc lại khoản vay trong giai đoạn khó khăn hiện nay.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.