Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đưa ra quan điểm về thị trường chứng khoán năm 2023, tại Talkshow kỳ thứ 10 Phần II do báo Đầu tư tổ chức với chủ đề “Tìm cơ hội năm 2023”, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Phân tích Công ty CK Thành Công chia sẻ, rất khó để đưa ra dự báo. Những dự báo của Công ty tài chính nổi tiếng như JP Morgan hoặc nhiều tổ chức lớn, uy tín trên thế giới cho thị trường năm 2022, nhưng hầu hết các dự định đó đều không chính xác.
Theo ông Trung, năm 2023 sự ổn định sẽ tốt hơn năm trước. Theo đánh giá của ông Trung, những tin xấu và sự kiện nổi bật đã xảy ra trong năm 2022 rồi, do đó, khả năng năm 2023 tính chất ổn định sẽ cao hơn.
Dựa vào thống kê theo trường phái tập trung vào cốt lõi của doanh nghiệp, ông Trung đã đưa ra các nhận định và chỉ số cho năm 2023:
Thứ nhất, tăng trưởng doanh nghiệp sẽ là chữ E. Công ty CK Thành Công có một nhóm phân tích khoảng 100 doanh nghiệp lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 80 – 85% vốn hóa thị trường. Năm 2023 tăng trưởng của 100 doanh nghiệp có thể từ 10 – 15%.
Ông Trung cho rằng, chỉ số P/E định giá thị trường nước ta khoảng 10 – 11. Theo thống kê trong quá khứ, đây là mức thấp nhất lịch sử thị trường Việt Nam. Dù dự đoán P/E rất khó, nhưng nhìn vào quá khứ, do đã xuống kỷ lục, theo đó khả năng P/E tiếp tục giảm không cao.
"Từ những kịch bản đấy, tôi cho rằng khả năng thị trường năm 2023 tăng theo mức min của lợi nhuận doanh nghiệp là 10 – 15%. Nếu P/E tiếp tục cải thiện và sự ổn định của thị trường cao, P/E thị trường sẽ được nâng lên không phải là 10 -11 nữa".
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Founder FinPeace cho rằng, dự báo VN-index như thế nào trong năm tới sẽ rất khó. Theo vị chuyên gia này, 5 tháng đầu năm, tức là sau kỳ đại hội cổ đông năm 2023, thị trường sẽ trong xu hướng đi ngang. Tất nhiên vẫn có thể sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp "rớt đài", vỡ đáy trong tháng 4, tháng 5 do nhiều nhà đầu tư thất vọng về kết quả của việc họp đại hội cổ đông.
"Ngược lại, cũng sẽ có những doanh nghiệp được kỳ vọng trong đại hội cổ đông đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược mới, gọi là lấy được thị phần. Việc các chủ doanh nghiệp xuất hiện trong đại hội cổ động và thể hiện được uy lực: Chúng tôi có thể đi ngược lại thị trường chung và dành được thị phần. Đó là điều tôi quan tâm chứ không phải câu chuyện lợi nhuận quý 1 hay quý 2 có tăng trưởng hay không. Phải hiểu là nguồn gốc của tăng trưởng lợi nhuận đến từ việc có tăng trưởng được khách hàng, hay doanh thu không, đấy mới là nguồn gốc bền vững của lợi nhuận", ông Tuấn Anh nói.
Sau giai đoạn đầu năm, ông Tuấn Anh tỏ ra khá lạc quan vào giai đoạn cuối năm. Ông cho rằng thị trường có thể quay lại ngưỡng khá cao (từ tháng 5 đến tháng 10, 11) lạc quan rằng thị trường có thể lên đến 1.100-1.200 điểm.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, nói về sự tương quan giữa kinh tế và thị trường chứng khoán (TTCK), thường TTCK sẽ đi trước thị trường, là phong vũ biểu, khi kinh tế đi lên, TTCK cũng sẽ đi lên. Nhưng các nhóm ngành khác nhau sẽ đi lên khác nhau.
Năm 2023 theo ông Trung đánh giá là năm TTCK sẽ tạo đáy trong một chu kỳ mới. Theo đó, thông thường nhóm ngành liên quan đến tính chu kỳ cao, đặc biệt nhóm tài chính sẽ đi trước. Thống kê năm 2008 hay 2011 khi thị trường khó khăn, điều đấy đã xảy ra.
"Từ nhóm ngành về tài chính và những nhóm ngành liên quan đến chu kỳ cao, tôi lựa chọn ra 2 nhóm ngành. Thứ nhất là ngân hàng, có khả năng nhóm ngành này sẽ đi trước thị trường, bởi bản chất ngân hàng đã đi ngang gần 2 năm qua, theo đó năm 2023, đây sẽ là điểm sáng. Thứ hai là nhóm ngành mang tính chất chu kỳ rất cao, thông thường đi trước thị trường và nhạy cảm với thị trường là nhóm chứng khoán".
Tiếp theo là nhóm ngành khác đi theo như sản xuất, bán lẻ, bất động sản, xây dựng... Các cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu về sản xuất, tiêu dùng có thể tăng trưởng hết. Nhóm còn lại là phòng thủ, mà nhóm này năm 2022 chỉ giảm khoảng 10% và đó những nhóm ngành đi sau cùng.
Từ ba nghiên cứu chu kỳ, ông Trung đánh giá cao ngành ngân hàng và chứng khoán. Đi sâu hơn về các cổ phiếu có rất nhiều lựa chọn tùy theo khẩu vị của NĐT, có những NĐT khả năng chịu đựng rủi ro cao, có những NĐT khả năng chịu đựng thấp. Theo đó, nên tập trung vào những doanh nghiệp, cổ phiếu phù hợp với mục tiêu của bản thân.
"Trong nhóm ngân hàng, nếu NĐT lựa chọn khả năng rủi ro cao có thể xem cổ phiếu của Sacombank. Đây là một trong những NH mà team của tôi đánh giá khá tốt cho năm sau, STB cũng mới đưa ra kế hoạch tăng trưởng 100% cho năm 2023. Nếu khả năng chịu đựng rủi ro thấp, NĐT có thể lựa chọn ngân hàng ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề nợ xấu và trái phiếu như ACB, dĩ nhiên ACB là ngân hàng tập trung vào bán lẻ nên mức độ an toàn sẽ khá cao", ông Trung nói.
Với nhóm chứng khoán, để đầu tư trên TTCK chắc chỉ vài công ty top đầu như SSI, HCM, VCI, VND là 4 công ty có thị phần cao, họ tập trung vào hoạt động môi giới, NĐT có thể quan sát. Ông Trung khuyên nhà đầu tư nên xem xét, cân nhắc kỹ những doanh nghiệp này, phải phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro, những mục tiêu của mình đề ra để từ đó đưa là những quyết định.
Cuối cùng là nhóm ngành khi giá cổ phiếu giảm khá sâu, những doanh nghiệp không nằm trong nhiều ngành, nhưng có dòng tiền ổn định và trả cổ tức cao. Nếu nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp đó, tỷ suất cổ tức hàng năm tạo ra khá ổn định. Những cổ phiếu ngành điện mà ông Trung cho rằng khá hấp dẫn để NĐT có thể quan tâm, đặc biệt là NĐT ưa thích dòng tiền, sự ổn định.
Trong khi đó, ông Tuấn Anh cho rằng, đầu năm khi thị trường đi ngang phải quan sát biến cố xảy ra, có thể xảy ra sự kiện gọi "thiên nga đen" – sự kiện bất thường. Nếu quan sát ở thời điểm đầu năm sẽ có 2 điều tốt: thứ nhất canh được vùng giá hợp lý để mua, nếu không có sự kiện bất thường xảy ra. Nếu sự kiện bất thường xảy ra và phá đáy, cần phải xem xét lại tất cả yếu tố ở khúc sau.
Ông Tuấn Anh chia sẻ, khẩu vị của ông thích ngân hàng thiên về bán lẻ, bởi với một quy mô dân số lớn, tỷ trọng người dân sử dụng dịch vụ của ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam tỷ lệ đang rất thấp. Ví dụ, một ngân hàng lớn như VCB, số lượng khách hàng cũng chỉ 20 triệu, trong khi dân số chúng ta hơn 96 triệu dân, tức là mới chỉ 1/5 dân số có tài khoản tại VCB. Hoặc là ở Singapore, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng cực kỳ cao, khỏi phải so với Singapore, mà so với Malaysia thì tỷ lệ cũng đã là 84%.
Độ rộng tại thị trường ngân hàng bán lẻ đang còn rất lớn. Đương nhiên khi lựa chọn ngân hàng bán lẻ, khoản đầu tư của ngân hàng đấy sẽ rất lớn, nhưng được sự ổn định của họ rất cao.
"Ngoài nhóm ngân hàng, nhóm chứng khoán có dư địa tăng trưởng rất lớn, mới chỉ khoảng có từ 2-3% dân số. Ngoài ra, một số ngành "hay ho" khác như ngành than. Than chính là những công ty trả mức cổ tức tiền mặt rất cao. Khi chúng ta xây dựng danh mục phòng thủ, cần để ý đến những nhóm đặc biệt như vậy. Hoặc nhóm điện cũng xuất hiện ở danh mục phòng thủ. Hay doanh thu đột biến hoàn toàn có thể xuất hiện ở những doanh nghiệp xuất khẩu", ông Tuấn Anh nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.