Tỉnh Yên Bái
-
Rằm tháng 7 được người Dao đỏ ở tỉnh Yên Bái xem là một trong những cái Tết lớn của dân tộc mình. Đặc biệt, việc cúng lễ Rằm tháng 7 của người Dao đỏ phải do các thầy cúng thực hiện.
-
Tài xế Dương Quang Cường đột nhập trạm cảnh sát giao thông, trộm cướp chiếc xe tải đang bị tạm giữ rồi phóng bỏ chạy gần 20 km.
-
Hờ A Lồng (thôn Tà Chử, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) rất được bà con dân bản người Mông yêu mến và tin tưởng. Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn 9X này không chỉ vận động bà con bỏ phong tục lạc hậu, mà còn tuyên truyền để bà con thay đổi tư duy sản xuất, xây dựng bản làng ngày càng bình yên...
-
Cây măng Mai hiện nay đang là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế của xã Lâm Thượng (huyện Lục Yên, Yên Bái). Thương hiệu măng Mai Lâm Thượng đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020 của tỉnh Yên Bái. Măng Mai thật sự trở thành cây giúp người dân xã Lâm Thượng vươn lên khá giả.
-
Ngày nay, người Mông ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) vẫn lưu giữ được nét đẹp truyền thống trong phong tục cưới hỏi. Đặc biệt, có một tục lệ đặc biệt, không thể thiếu trong đám cưới của người Mông là trên đường về nhà trai, đoàn đón dâu phải ăn 1 bữa cơm ở dọc đường.
-
Những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) tích cực đưa cây khoai sọ vào trồng trên nương. 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã thành lập được 6 tổ hợp tác trồng khoai sọ do thanh niên làm chủ.
-
Huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) hiện có 3.714,8 ha tre măng Bát độ, tập trung tại các xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh; trong đó, diện tích măng tre đang kinh doanh có hơn 3.000 ha. 2 đơn vị thu mua măng chính là Công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty cổ phần Yên Thành.
-
Trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại hiệu quả kinh tế luôn là trăn trở của nhiều gia đình nông dân. Để tìm lời giải cho câu hỏi này, gia đình chị Hà Thị Nghề ở thôn Ao Sen, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã đầu tư nuôi dế mèn cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
-
Ngày nay, thứ quả dại ở rừng có vị chua chát nhưng lại có cái tên mỹ miều "sơn tra" không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào vùng cao huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) mà còn trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có thương hiệu, có gắn kết sản xuất và chế biến.
-
Cùng với các mô hình chuyển đổi trồng ngô, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả hay nuôi cá, vài năm gần đây, nhân dân xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang trồng bí ngô lấy hạt cho hiệu quả cao gấp 5 - 6 lần trồng lúa.