TP.HCM: Từ 16/4, tiêm vacicine Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi

Mỹ Quỳnh Thứ năm, ngày 14/04/2022 16:18 PM (GMT+7)
TP.HCM sẽ bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em và học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi vào sáng thứ 7 ngày 16/4.
Bình luận 0

Ngày 14/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM tổ chức họp giao ban, báo cáo công tác chuẩn bị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em và học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Chốt lịch tiêm vaccine Covid-19

Tại buổi họp, ông Trịnh Duy Trọng - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, TP.HCM sẽ bắt đầu tiêm vaccine phòng Covid-19 vào sáng thứ 7 (16/4), triển khai trước tiên cho học sinh từ 11 đến dưới 12 tuổi tại một số trường THCS.

Chiều thứ 7 và chủ nhật, việc tiêm chủng sẽ dừng lại để ngành giáo dục và y tế đánh giá lại công tác tiêm chủng. Từ thứ 2 tuần tới (18/4), công tác tiêm chủng sẽ được tổ chức đồng loạt, theo nguyên tắc học sinh lớn trước, nhỏ sau từ lớp 5 đến lớp 1 và trẻ mầm non.

TP.HCM: Chốt thời gian tiêm vacicine Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi - Ảnh 1.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Ảnh: Bùi My

Ngoài ra, tại cuộc họp, ông Trọng lưu ý một số nội dung như: Các phòng giáo dục cần nắm kế hoạch tiêm chính thức của TP để phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương; Phải tổ chức các điểm tiêm cụ thể và đối tượng học sinh sẽ tiêm trong từng buổi; Sau khi thống nhất kế hoạch, các trường tuyệt đối không thay đổi điểm tiêm vì mỗi xe cấp cứu 115 sẽ phụ trách nhiều điểm tiêm, nếu thay đổi sẽ không thuận lợi cho việc sắp xếp điều kiện an toàn phục vụ điểm tiêm.

“Các trường cần thông tin cho phụ huynh, tuyên truyền tác dụng, lợi ích, phản ứng của việc tiêm vaccine cho trẻ. Nhà trường cần thông tin trước quy trình tổ chức tiêm đến phụ huynh học sinh, đặc biệt khâu khám sàng lọc và theo dõi sau khi tiêm. Khi tổ chức các điểm tiêm phải có sự thống nhất giữa ngành giáo dục và ngành y tế, có kế hoạch từng buổi tiêm, hạn chế thay đổi điểm tiêm…”, ông Trọng lưu ý.

Về mã định danh phục vụ công tác nhập liệu trước tiêm, theo ông Trịnh Duy Trọng, học sinh có hộ khẩu ở tỉnh nếu chưa lấy được mã định danh thì sẽ lập dhọc sinh có hộ khẩu TP, liên hệ công an khu vực để được cấp. Trong trường hợp không có mã định danh, việc tiêm chủng cho trẻ vẫn phải đảm bảo.

Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, rút kinh nghiệm từ các lần tiêm chủng trước nên sự phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành y tế hiện tại đang khá nhịp nhàng.

Dù vậy, lứa tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi vẫn cần có sự quan tâm đặc biệt. Thời gian kết thúc chiến dịch tiêm không cần quá gấp gáp, cầu toàn nhưng cần phải quản lý được điểm tiêm, số lượng tiêm, những vấn đề căn bản nhất để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ.

"Nhà trường cần có kế hoạch đảm bảo tổ chức tiêm, sắp xếp trẻ, có ý kiến với các cơ quan chuyên môn khi tiêm. Trong suốt quá trình tiêm chủng cần đảm bảo giữ tốc độ để có thể giám sát, quản lý an toàn tiêm chủng cho trẻ. Tuyệt đối tránh trường hợp ngành y tế thiếu nhân lực tăng tốc độ tiêm”, ông Dũng nói.

Theo thống kê, số lượng trẻ trong độ tuổi trên toàn thành phố dự kiến tiêm là 898.537 trẻ, trong đó 885.730 trẻ đi học và 12.807 trẻ đang nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội và trẻ chưa đi học.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem