Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
sức
Nguyễn Ngọc Dung (26 tuổi, ngụ phường Thạnh Lộc, quận 12) chia sẻ về cuộc sống sau khi thất nghiệp vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Thực hiện: Mỹ Quỳnh)
Dịch Covid-19 bùng phát khiến mọi thứ đảo lộn. Hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa kéo theo hàng ngàn lao động thất nghiệp. Trong đó, rất nhiều lao động trẻ năng động cũng rơi vào cảnh khó khăn do thất nghiệp, buộc phải chờ đợi và đối diện với nỗi lo cơm áo, gạo tiền.
Nhiều người chọn cách về quê lánh nạn, nhưng không ít người vẫn bám trụ tại TP.HCM và kiếm việc làm thêm, chờ ngày hết dịch. Theo họ, đi hay ở đều "dở" như nhau, bởi vì về quê thì cũng phải cách ly và có thể mang theo mầm mống dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến gia đình, địa phương. Còn ở lại, đối diện với cảnh thất nghiệp dài ngày, không có chi phí để trang trải cuộc sống cũng là trở ngại không hề nhẹ.
Chia sẻ với phóng viên, Hồ Minh Hải (23 tuổi, quê ở Đắk Lắk) một sinh viên vừa mới ra trường cho biết, trước khi dịch bùng phát, Hải làm việc tại một công ty du lịch. Công việc chính là trực điện thoại, bán vé tour. Mọi thứ đang khá ổn định, thu nhập cũng khá nhưng vì tình hình dịch bệnh liên tục, nên công ty phải tạm ngưng. Đến khoảng tháng 4 năm nay là dừng hẳn nên Hải chính thức thất nghiệp.
"Để có chi phí trang trải cuộc sống mà không phải nhờ cậy gia đình, em đã thử nhiều công việc khác nhau giữa thời kỳ dịch bệnh. Ban đầu, em đăng ký tài khoản để làm xe ôm công nghệ, được một thời gian ngắn thì thành phố áp dụng Chỉ thị 16, các loại hình xe ôm bị cấm hoạt động nên em chuyển qua làm nghề shipper. Giao hàng chưa được bao lâu, khu trọ bất ngờ có ca F0 nên bị phong toả, em không đi làm được và đã ở nhà cả tháng nay", Hải cho biết.
Tương tự, Minh Hà (26 tuổi, Bình Định) cũng đang "thắt lưng buộc bụng" để vượt qua đại dịch. Là nhân viên kinh doanh của một công ty kinh doanh hóa chất trên địa bàn quận Tân Phú, đùng một cái, Hà cùng rất nhiều đồng nghiệp phải tạm nghỉ việc do hầu hết đối tác ngừng sản xuất vì không xuất khẩu được.
"Từ một đứa quần áo lượt là, suốt ngày bận rộn với công việc, em trở thành người thất nghiệp. Thời gian đầu, em chưa thích nghi kịp nên lúc nào cũng thấy thừa thãi, vô dụng. Thế nhưng, em dần chấp nhận vì đây là tình hình chung rồi. Hiện tại, còn ít tiền tích cóp, em cố gắng sử dụng tiết kiệm, chỉ mua sắm những thứ cần thiết và thực phẩm. Chỉ mong dịch sớm được khống chế để quay trở lại công việc, chứ nếu kéo dài thì cũng không ổn", Hà chia sẻ.
Không được may mắn như Hà, dù đi làm vài năm nhưng có bao nhiêu tiền là Thùy Linh (26 tuổi, Lâm Đồng) đều gửi về cho gia đình lo cho em út học hành. Dịch bùng phát, Linh không có tiền tích luỹ, mỗi ngày đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người quen, hàng xóm và chính quyền. "Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền, mạnh thường quân và anh em, bạn bè... em cũng đang tạm ổn qua ngày. Em tự cảm thấy hài lòng vì mình vẫn an toàn", Linh nói.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM- Yescenter, thời gian gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên lao động đi tìm việc gặp khó khăn vì doanh nghiệp không tuyển mới. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu cần lao động bán thời gian, làm việc theo ca tại các siêu thị.
Trung tâm đang kết nối với các doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ tuyển dụng cho doanh nghiệp và lao động khi có nhu cầu. Tuy nhiên, lao động gặp khó khăn khi không thể đi làm do đang ở các khu phong tỏa, cách ly… đi làm phải ở lại đảm bảo nguyên tắc "3 tại chỗ" theo yêu cầu thì vướng bận gia đình. Sinh viên thì bị gia đình ngăn cản vì lo lắng tình hình dịch bệnh phức tạp…
Trong thời gian này, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM - Yescenter triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ việc làm qua nhiều hình thức như: Chatbox qua tin nhắn, tổng đài 1088 – 155, App sieuthivieclam và website sieuthivieclam.vn…
Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp đăng tuyển khoảng 3.500 đầu việc và giúp lao động tìm kiếm việc làm, trung tâm đã phối hợp với Quận Đoàn Bình Thạnh, Quận Đoàn Gò Vấp tổ chức chương trình "Hỗ trợ việc làm lưu động trong mùa dịch Covid-19". Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tặng 60 phần quà với kinh phí 48 triệu đồng (gồm nhu yếu phẩm và 500.000 đồng tiền mặt) cho lao động khó khăn, bị mất việc trong mùa dịch.
Trung tâm cũng tăng cường ký kết về phối hợp tổ chức miễn phí các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, trao tặng các suất học bổng cho lao động bị ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí, hỗ trợ các lớp kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp và giới thiệu các ngành nghề đào tạo miễn phí, hỗ trợ sử dụng các nền tảng tìm kiếm việc làm online, "siêu thị mini 0 đồng" hỗ trợ sinh viên khó khăn trong mùa dịch Covid-19.
Ngoài ra, để hỗ trợ sinh viên bị mắt kẹt lại TP.HCM trong mùa dịch, Thành Đoàn – Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố phối hợp với Sở Công thương Thành phố và các đơn vị tổ chức chương trình "Siêu thị mini 0 đồng" hỗ trợ hơn 5.000 phần quà cho sinh viên khó khăn tại các ký túc xá với tổng giá trị hơn 1,6 tỷ đồng. Thành Đoàn cũng phối hợp chăm lo hơn 8.500 phần cho sinh viên với trị giá 2,04 tỷ đồng.
Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố phối hợp trao tặng 307 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đồng cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.