Trái phiếu doanh nghiệp
-
Khi cả nguồn vốn vay từ ngân hàng lẫn huy động vốn từ kênh phát hành trái phiếu đều bị siết quá chặt thì cơ hội mua nhà của người dân càng trở nên xa vời.
-
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, chứng khoán bây giờ quá bất thường, sáng hôm qua giảm đến 54 điểm, chiều lại đảo chiều trở lại tăng lên dương. Ngày hôm kia giảm đến gần 60 điểm, một phiên giảm đến hơn 4,4%.
-
Ủy ban Kinh tế: Cần làm rõ hơn tình trạng đẩy giá đất trong đấu giá, hiện tượng cò đất, thổi giá đất
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn tình trạng đẩy giá đất trong đấu giá đất đai để trục lợi; hiện tượng cò đất, thổi giá đất tạo nên những cơn sốt ảo, làm bất ổn thị trường đất đai. -
Trong tháng 4, nhóm ngân hàng đứng đầu về giá trị huy động trái phiếu khi chiếm gần 91%, trong khi nhóm bất động sản không xuất hiện thương vụ huy động nào sau vụ việc của Tân Hoàng Minh.
-
Qua 5 lần tiến hành dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước, dự thảo lần này vẫn chưa "làm vừa lòng" giới chuyên gia khi không ít ý kiến cho rằng, các quy định trong dự thảo đang "bóp chết thị trường".
-
Theo các chuyên gia kinh tế, việc siết dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản không phải là giải pháp phù hợp, vì sẽ làm cho thị trường tiếp tục khan hiếm nguồn cung vốn, từ đó sẽ càng làm cho thiếu nguồn cung nhà và gây ra sốt giá nhà nhiều hơn...
-
Các tổ chức tín dụng vừa sở hữu trái phiếu, vừa phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời là kênh vốn quan trọng cho nhà đầu tư vay mua trái phiếu. Việc thiếu cân đối giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn tiềm ẩn rủi ro đối với tổ chức tín dụng và nền kinh tế.
-
Để phát triển thị trường trái phiếu bền vững, Chính phủ cần sớm giải quyết, xử lý những vụ việc đã xảy ra trong thời gian qua, để củng cố niềm tin của nhà đầu tư, chủ thể phát hành, kể cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, không nên vì một số trường hợp, vài "con sâu" mà thắt chặt quá mức.
-
Dư nợ tín dụng bất động sản hiện vẫn chiếm khoảng 18 – 20% tổng dư nợ nền kinh tế (khoảng 2 triệu tỷ đồng). Ngoài ra, trong 3 năm trở lại đây dòng vốn đổ vào bất động sản còn được hỗ trợ từ trái phiếu doanh nghiệp.
-
Chưa lúc nào doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã niêm yết và chưa niêm yết lại dễ dàng vay nợ vốn trong dân từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) như thời gian vừa qua.