Bọ xít đen hại lúa ( Ảnh minh họa)
Cách phòng bệnh:
Có thể áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau:
(1) Làm sạch cỏ dại trong ruộng và các bờ bao chung quanh.
(2) Sạ, cấy với mật số vừa phải, không sạ, cấy dầy.
(3) Bón phân cân đối, hợp lý. Ở miền Nam nông dân có kinh nghiệm thường bón Ni-Ca, liều lượng: 15 - 20 kg/ha, vào giai đoạn 40 - 45 ngày sau sạ, giúp lúa cứng cáp, khoẻ mạnh, hạn chế đựơc sâu, bệnh phá hại.
(4) Khi phát hiện có bọ xít xuất hiện, không để ruộng khô và nếu bọ xuất hiện với mật số cao (5 con/bụi) phải phun thuốc trừ sâu.
(5) Thuốc trừ sâu: Kinh nghiệm nông dân ở Tiền Giang và Long An cho thấy nếu cần phòng trừ nên dùng các loại thuốc trừ sâu có tính tiếp xúc, vị độc và xông hơi mạnh, hướng vòi phun vào sát gốc lúa, phun vào lúc trời mát, trường hợp ruộng quá dầy, nếu có thể nên cho nước vào ruộng để bọ xít di chuyển lên trên rối mới phun thuốc sẽ hiệu quả hơn.
Về thuốc có thể tham khảo sử dụng như sau (ở Tiền Giang, Long An):
a. Sairifos 585 EC (Chlorpyrifos ethyl 53,0% + Cypermethrine 5,5%), liều dùng 0,5 - 0,6 lít/ha.
b. Sago supe 20EC (Chlorpyrifos methyl), liều dùng 1 lít /ha.
c. Ở miền Bắc, kinh nghiệm nông dân sử dụng Sapen alpha 5EC (Alpha cypermethrine) liều 0,2 - 0,4 lít/ha pha với dầu khoáng SK Enspray 99EC (Petroleum spray oil 99%) liều 0,2 - 0,3% cho thấy hiệu quả trừ bọ xít kéo dài hơn (Đoàn Công Đỉnh, Trung tâm BVTV phía Bắc).
Chú ý: Sau khi phun không để ruộng khô.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.