Triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường, SCB toan tính gì?

03/12/2020 16:09 GMT+7
SCB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2023, riêng năm 2020-2021 tăng 5.000 tỷ. Ngoài ra, ngân hàng cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên SCB với mục tiêu chậm nhất là năm 2025.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mới đây thông báo về nội dung họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020, dự kiến tổ chức vào sáng 7/12/2020.

SCB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 15.000 tỷ đồng

Theo SCB, Đại hội đồng cổ đông bất thường này nhằm thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng và lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Ngân hàng cũng sẽ trình cổ đông phê duyệt chủ trương đối với giao dịch nhân tái ản để thay thế/ cấn trừ nghĩa vụ tả nợ có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ.

Cụ thể, ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2023, trong đó riêng năm 2020-2021 tăng 5.000 tỷ. HĐQT đề xuất phương án cụ thể trong từng thời kỳ, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng ở mức 15.231 tỷ đồng.

Đề cập chi tiết về phương án tăng vốn điều lệ năm 2020 - 2021, SCB dự kiến sẽ tăng vốn thêm 5.000 tỷ đồng thông qua việc chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tức tỷ lệ thực hiện 32,9%. Giá chào bán là 10.000 đồng/cp.

Trong 5.000 tỷ đồng tăng thêm, SCB dự kiến sẽ dùng 4.000 tỷ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, dành 500 tỷ để đầu tư vào tài sản cố định và hiện đại hóa công nghệ thông tin; 500 tỷ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trụ sở hoạt động và hệ thống nhận diện thương hiệu SCB.

Đánh giá về mức độ pha loãng cổ phiếu dự kiến sau chào bán, theo SCB, việc phát hành kể trên sẽ làm tăng số lương cổ phiếu lưu hành bình quân sau khi phát hành, đồng thời làm giảm EPS tương ứng sau khi phát hành. Theo đó, EPS sau khi phát hành có thể bị giảm nhẹ và tương đường 97% giá trị EPS trong trường hợp không phát hành.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của việc phát hành thêm, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần của SCB trong năm 2020 có thể bị giảm nhẹ và tương đương 98% giá trị BVPS trong trường hợp không phát hành.

Sau khi tăng vốn, SCB kỳ vọng năm 2020 huy động vốn tăng trưởng 65.000 tỷ đồng; cho vay tăng trưởng phù hợp với phê duyệt của NHNN; thu phí dịch vụ riêng SCB đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2019.

Triệu tập Đại hội đồng cổ đồng bất thường, SCB toan tính gì? - Ảnh 2.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thông báo về nội dung họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020, dự kiến tổ chức vào sáng 7/12/2020

Chậm nhất năm 2025 sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu

Về lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB trên HoSE, ngân hàng đạt mục tiêu chậm nhất năm 2025 sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu. HĐQT xây dựng lộ trình cụ thể từng năm và thực hiện các công việc thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật. Tại ĐHĐCĐ bất thường tới đây, dự kiến cổ đông SCB cũng sẽ phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng.

Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của SCB đạt 35,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, so với số liệu kinh doanh cùng kỳ năm trước, thu nhập lãi thuần của SCB tăng 1.307 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 200 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán giảm nhẹ 9 tỷ đồng. Thu nhập thuần từ hoạt động khác giảm 3.069 tỷ đồng (chủ yếu do năm 2019 ghi nhận thu nhập từ hoạt động bán nợ/bán tài sản trả chậm).

Tính đến 30/09/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là Ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh.

Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 13,3% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 351.990 tỷ đồng, tăng 5,4% so với đầu năm.

Song song với công tác kiểm soát tăng trưởng tín dụng, SCB đảm bảo tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn chỉ ở mức 1,23% và 0,74%.

Huyền Anh
Cùng chuyên mục