Trung Quốc đưa tiêm kích tàng hình J-20 lên tàu sân bay thế hệ mới

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ tư, ngày 28/08/2019 09:00 AM (GMT+7)
Quân đội Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ chọn tiêm kích tàng hình J-20, để trang bị cho các tàu sân bay trong tương lai có hệ thống phóng điện từ, SCMP đưa tin.
Bình luận 0

img

J-20 sẽ được sửa đổi một chút để trang bị trên các tàu sân bay có hệ thống phóng điện từ.

Theo SCMP, J-20 được cho là đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với tiêm kích FC-31 - mẫu tiêm kích hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm của tập đoàn Shenyang.

Nguồn tin quân sự nói trên SCMP rằng, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) đã chọn tiêm kích J-20 để trang bị trên tàu sân bay.

“Tập đoàn hàng không vũ trụ Chengdu sẽ chế tạo phiên bản mới của J-20. Có lẽ ai cũng biết phiên bản mới sẽ như thế nào”, nguồn tin quân sự giấu tên nói.

FC-31 do tập đoàn Shenyang sản xuất và phát triển. Đây cũng là tập đoàn chế tạo tiêm kích hạm J-15 duy nhất của Trung Quốc.

Cả hai đều là công ty con của Tập đoàn hàng không Nhà nước Trung Quốc và được phép cạnh tranh lẫn nhau để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.

Một chương trình quân sự chiếu trên Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng ám chỉ J-20 sẽ được chọn. Chương trình mô tả cách phi công hải quân Trung Quốc được lựa chọn và huấn luyện. Hình ảnh giống như tiêm kích J-20 cũng xuất hiện trong chương trình.

Phiên bản J-20 cất cánh trên mặt đất được Trung Quốc đưa vào sử dụng từ năm 2017. Mẫu tiêm kích tàng hình này được sản xuất đại trà từ năm ngoái, với mục đích đối trọng tiêm kích F-35 và F-22 của Mỹ.

Xét trên tiêu chí đánh giá, J-20 hiện đại và đáng tin cậy hơn, trong khi FC-31 lại nhỏ gọn, phù hợp để trở thành tiêm kích hạm hơn. Nhưng nếu FC-31 được chọn thì Trung Quốc vẫn phải chế tạo phiên bản cỡ lớn hơn để trang bị trên tàu sân bay.

Nguồn tin nói các tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc có hệ thống phóng điện từ, giống như siêu tàu sân bay Ford của Mỹ. Vậy nên tiêm kích J-20 hoàn toàn trang bị được trên tàu sân bay này.

“Vấn đề của J-20 không nằm ở trọng lượng mà là chiều dài. Nó cần phải được rút ngắn chiều dài để trang bị trên tàu sân bay”, một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói.

Ở thời điểm hiện tại, cả J-20 và mẫu FC-31 đều sử dụng động cơ Nga. Trung Quốc đang phát triển mẫu động cơ nội địa riêng nhưng chưa đạt độ tin cậy như mong muốn.

Hình ảnh hạm đội tàu sân bay “ẩn” của Trung Quốc

Tất cả sự chú ý đều tập trung vào tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh – và một số tàu sân bay khác đang...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem