Trung Quốc thử nghiệm tiền số ở Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, đối đầu với thợ đào di cư

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 16/10/2021 11:45 AM (GMT+7)
Trung Quốc đã một lần nữa củng cố vị thế của mình đối với tiền điện tử.
Bình luận 0

Như chúng ta đã biết rất rõ về việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã công bố nhiều lệnh cấm đối với các hoạt động liên quan đến tiền điện tử trong năm nay, và điều đó đã khiến thị trường tiền điện tử nước này sụp đổ nghiêm trọng. 

Thông qua các lệnh cấm tiền điện tử ồ ạt đặt ra, các nhà chức trách Trung Quốc muốn ngừng tất cả hoạt động các sàn giao dịch tiền điện tử đối với người dùng Trung Quốc. Hiện tại, các sàn quốc tế như Binance, Huobi, BitZ & KuCoin đã phản hồi và nói rằng họ sẽ đóng cửa riêng hệ thống sản giao dịch dành cho người dùng Trung Quốc đại lục đang hoạt động trên các nền tảng này.

Trung Quốc dường như đang làm mọi thứ có thể để các loại tiền điện tử biến mất khỏi hệ thống tài chính và kinh tế của quốc gia này. Ảnh: @AFP.

Trung Quốc dường như đang làm mọi thứ có thể để các loại tiền điện tử biến mất khỏi hệ thống tài chính và kinh tế của quốc gia này. Ảnh: @AFP.

Theo báo cáo của Reuters, hai nhà chức trách của Trung Quốc đã đưa ra thông báo liên quan đến vấn đề siết chặt tiền điện tử. Hai cơ quan này là Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) và Bộ Thương mại Trung Quốc.

Cụ thể, hai cơ quan trên đã thêm hạng mục khai thác tiền điện tử vào danh sách dự thảo các ngành đầu tư bị hạn chế hoặc bị cấm, mặc dù số công ty, thợ đào tiền số đã giảm số lượng rõ rệt sau các cuộc thanh trừng đàn áp, một tài liệu do cơ quan lập kế hoạch nhà nước vừa công bố.

"Danh sách ngành nghề tiêu cực" này nêu chi tiết các lĩnh vực và ngành nghề không giới hạn đối với cả nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài. Các cơ quan quản lý ở Trung Quốc đã cấm giao dịch và khai thác tiền điện tử trong năm nay, với việc ngân hàng trung ương của nước này tuyên bố sẽ thanh trừng các hoạt động tiền điện tử "bất hợp pháp" vào tháng trước. Cuộc đàn áp đã khiến các sàn giao dịch tiền điện tử cắt đứt quan hệ với người dùng Trung Quốc.

Thông qua thông báo mới, hai nhà chức trách trên nói rõ rằng họ đã đề xuất kế hoạch liệt kê các hoạt động khai thác tiền điện tử vào danh sách ngành nghề đầu tư thị trường tiêu cực. Và nếu dự thảo luật này được thông qua thì nó sẽ được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài.

Có lẽ đó sẽ là một nỗ lực của chính quyền Trung Quốc trong việc ngăn chặn công dân của họ đầu tư vào các hoạt động khai thác tiền điện tử ra khỏi Trung Quốc hoặc vào Trung Quốc một cách bất hợp pháp, bởi vì Trung Quốc đã cấm tất cả các loại hoạt động khai thác tiền điện tử, vì vậy chỉ còn một điều ở đây là thợ đào phải di cư và chuyển hoạt động khai thác sang bên ngoài Trung Quốc.

Ngành công nghiệp đào tiền ảo ở Trung Quốc về cơ bản đã dần bị "khai tử". Ảnh: @AFP.

Ngành công nghiệp đào tiền ảo ở Trung Quốc về cơ bản đã dần bị "khai tử". Ảnh: @AFP.

Thậm chí, theo tài liệu của hãng thông tấn AFP, nếu bất kỳ ai đầu tư vào các lĩnh vực này sau khi dự thảo luật được thông qua thì điều đó sẽ bị coi là vi phạm các quy tắc và luật pháp của Trung Quốc về an ninh quốc gia, lợi ích công cộng và môi trường ở Trung Quốc.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cho biết, danh sách dự thảo năm 2021 các ngành đầu tư bị hạn chế hoặc bị cấm đã được cắt giảm xuống còn 117, giảm từ 123 vào năm 2020. Các ngành công nghiệp không có trong danh sách này sẽ được mở cửa để đầu tư cho tất cả mọi người mà không cần phê duyệt.

Trung Quốc cũng đã thắt chặt kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh tiền ảo vì "gây ô nhiễm" xã hội, môi trường, thị trường tài chính và yêu cầu dừng ngay các hình thức giao dịch tiền số ở mọi hình thức. Theo một số cơ quan quản lý mạng Trung Quốc, việc đào tiền mã hóa làm tiêu tốn lượng lớn năng lượng và do đó đi ngược với mục tiêu giảm phát thải carbon của Trung Quốc. Thậm chí, việc trao đổi và giao dịch tiền mã hóa gây gián đoạn mạnh đến trật tự tài chính quốc gia, dẫn đến rủi ro cao về tài chính... Tiền mã hóa lan truyền rộng rãi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế xã hội và trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã coi tiền điện tử là công cụ đầu cơ thiếu giá trị nội tại, dễ bị biến động giá mạnh và là một phương tiện để vượt qua các biện pháp kiểm soát vốn. Thay vào đó, các nhà chức trách địa phương đã thúc đẩy sự phát triển của một loại tiền kỹ thuật số chính thức của riêng nước này.

Tuy nhiên, tác động của cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với thị trường tiền điện tử toàn cầu là rất ít. Kể từ thông báo đàn áp mới nhất vào ngày 24 tháng 9, giá bitcoin đã tăng hơn 30%. Nhà hoạt động tiền ảo Edward Snowden gần đây đã nói rằng, lệnh cấm của Trung Quốc " khiến bitcoin mạnh hơn ".

Michel Rauchs- nhà lãnh đạo tài sản kỹ thuật số tại Cambridge lưu ý rằng: "Ảnh hưởng của cuộc đàn áp Trung Quốc là sự gia tăng phân phối sức ảnh hưởng của tiền điện tử theo khu vực địa lý trên toàn thế giới". Ông còn nói thêm rằng, nó có thể được coi là "một sự phát triển tích cực cho thị trường bitcoin toàn cầu". 

Trong khi đó, các công ty khai thác bên ngoài Trung Quốc đã cùng nhau làm nên một làn sóng di cư chuyển môi trường đào tiền kỹ thuật số sau lệnh cấm qua các nước khác được mệnh danh là miền đất hứa, chắc chắn sẽ làm nên một cuộc đối đầu mới, bởi Trung Quốc đang tung ra loại tiền kỹ thuật số của riêng mình, mà các nhà chức trách hy vọng sẽ thử nghiệm tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2022.

Còn Fred Thiel, giám đốc điều hành của Marathon Digital Holdings, một công ty khai thác tiền điện tử có trụ sở tại Las Vegas cho biết: "Việc Trung Quốc đóng cửa tiền điện tử là điều tuyệt vời đối với ngành công nghiệp tiền số và các thợ đào bitcoin ở Hoa Kỳ".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem