Chia sẻ của ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương với báo Dân Việt nhân kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống lĩnh vực phòng vệ thương mại Việt Nam (2002-2022).

Theo ông Dũng, nhờ các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc mạnh mẽ của bộ ngành và chủ động của doanh nghiệp, Hiệp hội, các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đã giúp hơn 200.000 doanh nghiệp Việt Nam đã được bảo vệ việc làm và kéo theo ổn định của hàng triệu lao động. Đây là thành quả và con số biết nói về phòng vệ thương mại, lĩnh vực non trẻ nhưng có vai trò đặc biệt quan trong cho doanh nghiệp, cho hàng Việt khi gia nhập các sân chơi quốc tế.

PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương về những thành tích PVTM của Việt Nam thời gian qua và những xu hướng, thách thức trong thời gian tới.

Thưa Cục trưởng Cục PVTM, nền kinh tế mở cửa, bên cạnh lợi ích lớn, Việt Nam đối diện với khó khăn từ thông lệ quốc tế, trong đó có PVTM, ông có thể nêu khái quát về lĩnh vực đầy mới mẻ này tại Việt Nam?

Cục trưởng Lê Triệu Dũng:  Việt Nam đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và cho tới nay, chúng ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia thực hiện 15 hiệp định thương mại tự do FTAs cũng như đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại khác nữa.

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 1.

Cùng với quá trình hội nhập, lợi ích có, chúng ta cũng có những tác động phụ đó là những biện pháp bảo hộ từ nhiều thị trường, trong đó có các công cụ phòng vệ thương mại. Có thể nói, phòng vệ thương mại là công cụ cạnh tranh, bảo hộ thị trường được WTO cho phép để hạn chế gian lận thương mại bằng hình thức trợ cấp từ Chính phủ, lẩn tránh xuất xứ nguyên, phụ kiện hoặc thành phẩm xuất khẩu nhằm hưởng lợi từ ưu đãi thuế.

Việc sử dụng, ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại đảm bảo hiệu quả của hội nhập thương mại của Việt Nam. Đánh giá và nhận thức rất rõ vai trò của phòng vệ thương mại, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương chủ động phòng vệ thương mại để đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của thị trường trong nước khi hội nhập quốc tế.

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 2.

Ngay từ rất sớm, từ năm 2002 - 2003, công tác phòng vệ thương mại đã có những chuyển biến, Việt Nam đã có Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về chống bán phá giá, trợ cấp; pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; công tác phòng vệ thương mại đã được Bộ Thương mại trước đây (nay là Bộ Công Thương) triển khai.

Công tác Phòng vệ thương mại đã có những kết quả rất nổi bật, đầu tiên là hệ thống pháp luật, tổ chức, thể chế về PVTM được xây dựng, hoàn thiện. Chúng ta có Luật Quản lý Ngoại Thương, có chương riêng về PVTM; chúng ta có Nghị định số 10 về hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Quản lý Ngoại Thương.

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 3.

Cuc Phòng vệ Thương mại được thành lập từ năm 2017, công tác về PVTM được triển khai rộng khắp ở các cơ quan quản lý Nhà nước, ở các địa phương, cơ quan quản lý các cấp… Chúng ta đã xây dựng khá đầy đủ đúng như cam kết.

Chính sách Nhà nước mở đường khá sớm, nhận thức của cơ quan thực thi cũng đã từ lâu, còn về hiệu quả thực tế từ các chính sách này đến thực tiễn, đến doanh nghiệp, hiệp hội thì sao thưa ông?

- Về thực thi, Chính phủ và các bộ ngành có nhiều chính sách và triển khai về phòng vệ thương mại. Như Quyết định 1659/TTg về nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do; Quyết định 824/TTg về Tăng cường Quản lý Nhà nước chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, chống gian lận xuất xứ; Quyết định 316/TTg về Nâng cao hiệu quả, tăng cường cảnh báo sớm về PVTM…

Các chính sách này đã tạo hành lang pháp lý, để các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Công Thương triển khai công tác phòng vệ thương mại tốt hơn.

Chúng ta đã có những kết quả rất tích cực để đảm bảo lợi ích của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, vừa đảm bảo chống tác động tiêu cực do biện pháp này gây lên đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Về mặt kháng kiện, ứng phó với biện pháp PVTM, cho đến nay chúng ta ứng phó 225 biện pháp PVTM của nước ngoài. Tỷ lệ thành công cũng đạt khoảng 50%. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với các nước trên thế giới. Các ngành xuất khẩu có năng lực lớn và kim ngạch cao như gỗ, thuỷ sản, dệt may hay là nông sản có tác động lớn đến đời sống người dân, như mật ong gần đây, chúng ta cũng ứng phó thành công, sau kháng kiện thành công, nhiều doanh nghiệp của chúng ta được hưởng mức thuế thấp, nhiều doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.

Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này ở các thị trường lớn liên tục tăng, từ đó đạt được các mục tiêu xuất khẩu đề ra, đó là yếu tố hết sức quan trọng.

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 4.

PVTM không chỉ đi lo kiện ở nước ngoài, còn ở khía cạnh bảo vệ lợi ích chính đáng, bảo vệ hành vi gian lận của hàng nước ngoài ở trong nước, vậy công tác này diễn ra như nào thưa ông?

Ở chiều ngược lại, bảo vệ sản xuất trong nước, chúng ta khởi kiện, áp dụng các biện pháp PVTM, đến nay chúng ta đã áp dụng vấn đề này đối với 25 trường hợp với các ngành sản xuất khác nhau, bảo vệ lợi ích sản xuất trong nước đối với nhôm, gỗ, sợi… và nhiều ngành có vai trò quan trọng như mía đương, bột ngọt…

Các biện pháp PVTM bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ hoạt động của hơn 200.000 doanh nghiệp, và các ngành chúng ta đang áp dụng PVTM hiện nay đang chiếm 10% (trong đó hầu hết là các ngành công nghiệp cơ bản, tạo việc làm cho người lao động, người nông dân). Chúng ta đã ứng dụng tốt biện pháp PVTM để giúp doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bảo vệ việc làm, lợi ích doanh nghiệp, người lao động.

Về xu thế thời gian tới, cùng với xu thế hội nhập, xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ, PVTM phổ biến và gia tăng nhanh thời gian tới rõ ràng việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả các đề án mà Chính phủ đã đề ra, chủ động ứng phó, chủ động cung cấp thông tin, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, xác định biện pháp PVTM là thực tiễn của thương mại và hoạt động của doanh nghiệp.

Đây cũng là công cụ hợp pháp để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Chính vì vậy, xây dựng, củng cố năng lực PVTM của chính mình là việc rất quan trọng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là hiệp hội, doanh nghiệp liên quan tiếp tục phát huy những thành tựu về PVTM, ứng phó tốt với các diễn biến mới trong chính sách PVTM của các nước; đồng thời bảo vệ lợi ích của nền kinh tế. Hội nhập cao, kim ngạch lớn, vai trò và trách nhiệm của chúng tôi ngày càng nặng nề, nhưng đầy tự hào và vinh quang.

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 5.

Nhiều chuyên gia chỉ ra một xu hướng diễn ra trong PVTM là hình thức điều tra xuất xứ mở rộng, xu hướng này diễn ra ở thế giới và ở Việt Nam ra sao, chúng ta các biện pháp hạn chế như nào thưa ông?

- Có thể nói, thời gian tới quy định về PVTM diễn biến hết sức phức tạp, như Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ và ngay cả ASEAN. Các xu thế lớn về PVTM là: có nhiều vụ PVTM hơn, có lý do lớn là kim ngạch xuất khẩu gia tăng, nguyên nhân thứ 2 chú ý là bảo hộ của các nước đối với sản xuất trong nước.

Xu hướng thứ 3 là để bảo vệ mục tiêu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các nước đang có xu hướng điều chỉnh các quy định về PVTM theo hướng chặt chẽ hơn. Việc ứng phó chặt chẽ hơn về thời gian, điều tra cụ thể, yêu cầu thông tin lớn hơn.

Yếu tố tiếp theo cần chú ý là xu hướng định hình các chuỗi sản xuất, liên kết trong khu vực. Chính vì vậy, nên một số nước nhập khẩu lớn đã đưa ra quy định về nguyên liệu nhập khẩu cụ thể hơn, nếu chúng ta không chú ý, vẫn sử dụng các nguồn nguyên liệu nhập khẩu bị kiện PVTM hoặc được cảnh báo rủi ro rồi, thì rất có khả năng hàng Việt bị áp dụng các biện pháp điều tra chống lẩn tránh mở rộng.

Một số các ngành của chúng ta đã gặp phải điều tra chống lẩn tránh xuất xứ (điều tra mở rộng), khi gặp phải sẽ chịu áp đặt thuế cao, thời gian suy xét dài và rất có khả năng chúng ta sẽ mất thị trường xuất khẩu chiến lược.

Xu hướng cuối cùng, chúng tôi cho là quan trọng là trong bối cảnh quy định về PVTM ngày càng chặt chẽ hơn, trong bối cảnh diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam gia tăng, doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp kỹ trong việc ứng phó với PVTM hoặc chủ động kiện PVTM để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 6.

Việc ứng phó của từng doanh nghiệp (như nâng cao nhận thức, áp dụng quản trị đầu vào, đầu ra sản phẩm, kế toán sổ sách, quản trị chi phí sản xuất, sản phẩm, nhân công….) là rất quan trong. Nhưng ứng phó tổng thể thông qua các hiệp hội, các doanh nghiệp trong lĩnh vực, ngành hàng là điểm mấu chốt để vừa phòng chống các vụ kiện, điều tra, vừa tổ chức bài bản các vụ khiếu nại sản phẩm nước ngoài ngay tại Việt Nam, để đảm bảo lợi ích hài hoà cho doanh nghiệp, cho thị trường nội địa.

Các cơ quan quản lý Nhà nước, bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp cần chung ta vào cuộc để PVTM hiệu quả, thiết thực, đây là việc của toàn ngành, của nền kin tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng những biện pháp PVTM hiệu quả, Bộ Công Thương đã thực hiện các cảnh báo sớm, định kỳ cung cấp thông tin cho hiệp hội, từ đó cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, khi sự việc xảy ra, doanh nghiệp, hiệp hội có chiến lược cụ thể.

Thứ 2 là chúng tôi đang triển khai tăng cường cơ chế liên ngành, phối hợp để nâng cao năng lực PVTM của doanh nghiệp. Hiện nay, đã và đang làm tốt rồi, nhưng khi có những xu hướng mới, diễn biến mới, cần có sự tham gia của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thậm chí các bộ, ngành địa phương. Nhiệm vụ này đã được Chính phủ đề ra trong Quyết định 1659/QĐ-TTg với nhiệm vụ nâng cao năng lực PVTM trong bối cảnh chúng ta tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do FTAs.

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 7.

Chủ động trong thích ứng đối với sự biến cạnh tranh địa chính trị, xu hướng bảo hộ gia tăng, vậy khâu nào doanh nghiệp Việt cần chủ động để thắng kiện trong PVTM?

- Chúng tôi nhận thấy rằng, nhận thức và chủ động của doanh nghiệp về PVTM đã tăng lên. Ví dụ 2016-2017, chỉ dưới 30% doanh nghiệp nhận thức về PVTM. Tuy nhiên, gần đây 2021, đã có gần 70% doanh nghiệp biết và hiểu về PVTM.

Như vậy, có thể nói là sự nhận thức, chủ động của doanh nghiệp đã được nâng lên nhiều. Sự tuyên truyền nhận thức, nhờ thực tiễn ứng phó của doanh nghiệp nên chúng ta đã đạt hiệu quả.

Chúng ta tiếp tục cần chú ý để năng cao năng lực ứng phó của chúng ta, đặc biệt là trước kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tăng nhanh, nhiều thị trường chúng ta xuất khẩu ồ ạt; xu hướng bảo hộ gia tăng…. Chính vì vậy, hoạt động phổ biến, phối hợp của hiệp hội với doanh nghiệp thành viên cần được thiết lập.

Yếu tố cảnh báo sớm được Bộ Công Thương đưa lên trong thời gian tới, trong đó cảnh báo theo thời gian thực, cập nhật tình hình xuất nhập khẩu ở các thị trường trong tâm. Kết hợp với thông tin thị trường khác, chúng ta nắm bắt, đưa ra khuyến nghị để doanh nghiệp, ngành khác chủ động nắm vững. Cơ quan quản lý, hiệp hội, ngành hàng nên nắm chắc xu hướng này để chủ động ứng phó.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở ngành nông lâm thuỷ sản đều quy mô nhỏ, năng lực yếu. Vậy, họ đã chuyển biến từ nhận thức sang hành động như thế nào trong vài năm qua. Thực tế là chi phí hầu kiện khá tốn kém, việc phải thuê luật sư nước ngoài đối với một doanh nghiệp là khó, giải pháp nào khắc phục vấn đề này trong thời gian tới thưa ông?

- Đây là thực tiễn, có thể coi khó khăn, từ thực tế khách quan của nền kinh tế. Các ngành sản xuất của chúng ta đã bắt đầu thích nghi, thích ứng, tổ chức lại hệ thống sản xuất của mình cho phù hợp. Chúng ta có những bài học đáng quý về thuỷ sản, tôm, cá tra, gỗ trong PVTM.

Sau khi bị vướng vào các vụ kiện, được tuyên truyền nhận thức và qua thực tiễn, doanh nghiệp dần dần ý thức hơn đối với PVTM từ nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu đã khoa học, quản trị tốt hơn chi phí.

Về góc độ thuê luật sư, rõ ràng chúng ta hội nhập và tham gia thị trường các nước, am hiểu thông lệ thương mại và luật lệ nước sở tại, việc doanh nghiệp thuê luật sư nước ngoài là nhu cầu thị trường và do thị trường điều tiết. Đối với doanh nghiệp, việc chúng ta chủ động các biện pháp PVTM là về quản trị, về chi phí về sản xuất. Còn việc thuê luật sư, tư vấn là giải pháp cuối cùng và theo luật chơi quốc tế.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Tuyền (Thực hiện)

Tự hào và vinh dự khi bảo vệ hàng Việt ở sân chơi quốc tế - Ảnh 8.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem