Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Nguyễn Tôn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng doanh nghiệp chế biến gỗ không đổi mới sẽ bị phá sản khi tham gia sân chơi CPTPP. Ảnh: T.L
Ông đánh giá thế nào về bức tranh xuất nhập khẩu của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2018?
- Trước tiên, phải khẳng định, năm 2017, ngành gỗ đã có được những thành công ngoài mong đợi khi kim ngạch xuất khẩu (XK) lâm sản đạt 8 tỷ USD.
"Doanh nghiệp phải vươn lên rất mạnh mẽ, phải tự đào tạo, tự tìm hiểu, tự đổi mới để hoà nhập, phát triển. Không làm được điều đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ sẽ bị phá sản”. Ông Nguyễn Tôn Quyền – |
Trong 8 tỷ USD này, cơ cấu các sản phẩm XK có sự thay đổi lớn, trong đó, số lượng bàn ghế nội thất tăng cao, bàn ghế ngoài trời giảm đi. Điều đáng mừng là kim ngạch XK các sản phẩm ván nhân tạo các loại (MDF, ván ghép thanh, gỗ dán) tăng cao, riêng trong năm 2017, tổng giá trị XK các loại ván đã đạt trên 4 triệu USD.
Với kim ngạch XK đạt 8 tỷ USD, ngành gỗ đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu 8-8,5 tỷ USD đến năm 2020. Gần đây, mục tiêu kim ngạch XK của ngành đã được đẩy lên con số 10 tỷ USD vào năm 2020. Tôi cho rằng, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được, bởi ngành này đang tăng trưởng tốt và có nhiều tiềm năng phát triển.
Các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU đang có những động thái nhằm thắt chặt kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng gỗ, đặc biệt là gỗ bất hợp pháp. Vậy đâu là giải pháp thúc đẩy XK gỗ hợp pháp?
- Trước năm 2010, chúng ta quan điểm gỗ hợp pháp là tuân thủ tất cả các văn bản luật lệ, nghị định thông tư của Chính phủ Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2016, trong 6 năm Việt Nam có bàn thảo lại với EU về xây dựng Hiệp định VPA/Flegt nên có thay đổi một số điểm. Ví dụ, hiện nay, gỗ hợp pháp chúng ta phải tuân thủ luật Lacys của Mỹ, phải đảm bảo xuất xứ, đảm bảo khai báo theo yêu cầu của Mỹ
Đối với EU, chúng ta phải đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp, trong đó có 7 nguyên tắc, 56 tiêu chí và đến giờ chúng ta mới đưa ra khái niệm, định nghĩa và thống nhất nhau về mặt nguyên tắc, pháp lý. Thực tế, EU hiện nay đưa ra phương pháp trách nhiệm giải trình, nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam muốn XK vào EU phải giải trình những điều mà EU yêu cầu. Nhưng điều may mắn là việc giải trình này do các đối tác nước ngoài mua gỗ của chúng ta thực hiện. Nhưng sau khi VPA chính thức được ký kết, Việt Nam sẽ đưa ra nghị định hướng dẫn thế nào là gỗ hợp pháp và khi đó chúng ta phải thực thi đầy đủ các quy định của các nước khác.
Chế biến gỗ ván thanh để xuất khẩu.
Bên cạnh đó, hiện nay, ÚC cũng đã có văn bản cẩm nang gỗ hợp pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang xây dựng, các quốc gia hướng đến bảo vệ môi trường sử dụng gỗ hợp pháp. Vì vậy, muốn XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang các nước này, chúng ta phải tuân thủ quy định của họ.
Ông nhìn nhận thế nào về cơ hội và thách thức của ngành gỗ Việt sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết và chính thức có hiệu lực?
- Theo tôi, cơ hội sẽ nhiều hơn thách thức. Trong CPTTP có nhiều quốc gia có thế mạnh về ngành lâm nghiệp như Canada, Chile, Peru… Riêng CPTPP có lợi thế hơn TPP ở chỗ, sau khi 11 quốc gia này ký kết, lập tức thuế về 0%, điều này rất có lợi cho sản phẩm gỗ XK của Việt Nam.
Các quốc gia trong CPTPP rất hùng mạnh về lâm nghiệp, quản lý rừng rất tốt, rất bài bản nên chúng ta có thể học hỏi được quản trị doanh nghiệp trong ngành gỗ làm thế nào có hiệu quả nhất, đặc biệt là kinh nghiệm trong sản xuất gỗ hợp pháp, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu khắt khe nhất của CPTPP. Ông nhìn nhận như thế nào về nội dung này đối với ngành gỗ?
- Tôi cho rằng đây là vấn đề đau đầu của ngành gỗ Việt Nam. Hiện nay, nhận thức của các doanh nghiệp và của cả các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ về ngành gỗ rất hạn chế. Chỉ tính riêng khâu thiết kế, chúng ta XK đạt 8 tỷ USD, nhưng có bao nhiêu sản phẩm được thiết kế ở trong nước, chúng ta đều sản xuất theo mẫu của nước ngoài đặt hàng. Muốn có thiết kế thì phải có thương hiêu, muốn có thương hiệu thì phải có sở hữu trí tuệ, muốn có sở hữu trí tuệ thì phải có nhân lực, phải đào tạo… Đây là những tồn tại mà chúng ta cần giải quyết từ bây giờ để có thể thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt nhất.
Với những tồn tại như ông đã đề cập, để ngành gỗ có sự chuẩn bị tốt nhất nhằm thực thi các quy định của CPTPP, nhà nước cần có những hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
- Tôi cho rằng nhà nước cần nhanh chóng nội lực hóa tất cả các cơ chế chính sách khi chúng ta cam kết trong CPTTP, cụ thể là Nghị định thực hiện Hiệp định VPA/Flegt. Việc này hết sức quan trọng, vì khi thực thi VPA/Flegt, có rất nhiều đối tác, trong đó có hộ trồng rừng, thương lái mua bán gỗ, vận tải gỗ… nhưng hiểu biết của họ về VPA/Flegt rất hạn chế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải vươn lên mạnh mẽ. Không làm được điều đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ sẽ bị phá sản.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.