Đã bao đời nay, với đồng bào các dân tộc Buôn Đôn (Đăk Lăk) voi đã trở thành con vật thân thiết. Từ xa xưa, những Gru (dũng sĩ săn voi) đã mang loài vật to lớn này từ đại ngàn hùng vĩ về thuần dưỡng, để rồi ngày càng tạo nên mối quan hệ vô cùng thân thiết với con người. Voi không còn là con vật nuôi mà trở thành những “người bạn lớn” đối với đồng bào. Với tình yêu ấy, lễ cúng sức khỏe cho voi ra đời như một cách để con người thể hiện tình yêu đối với vật nuôi, với “người bạn lớn” này. Lễ cúng là nghi thức cầu thần linh ban cho voi sức khỏe và đây cũng là lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước đối với những thế hệ sau hãy biết quan tâm, chăm sóc giữ gìn đàn voi.
Sau bao nhiêu thế hệ, lễ cúng sức khỏe cho voi đã trở thành một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây chính là lý do mà trong lễ hội truyền thống đồng bào các dân tộc Buôn Đôn (được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần), lễ cúng này diễn ra như một điểm nhấn quan trọng. Và trong lễ hội truyền thống đồng bào các dân tộc Buôn Đôn lần này (diễn ra từ ngày 12 - 14.3) lễ cúng sức khỏe cho voi một lần nữa lại được tái hiện sống động, hấp dẫn./.
Trong khi thầy cúng làm lễ, các nài voi giữ cho voi đứng ở thế nghiêm trang.
Theo phong tục, đồ lễ cúng sức khỏe cho voi phải có 3 ché rượu cần, heo hoặc gà và một số đồ lễ khác.
Người được mời cúng sức khỏe cho voi phải là thầy cúng giỏi, có uy tín và hiểu tập tục của buôn làng.
Trước khi cúng voi được tắm rửa sạch sẽ, các nài voi cũng mặc trang phục nghiêm trang.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, thầy cúng sẽ rưới một ít nước, rượu cần và bôi một ít huyết gà lên đầu voi rồi cầu khấn thần linh ban sức khỏe cho voi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.