Về Mật Sơn xem cách làm đèn lồng Trung Thu

Hữu Dụng Thứ sáu, ngày 13/09/2019 15:30 PM (GMT+7)
Làng Mật Sơn (phường Đồng Vệ TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là nơi sản xuất đèn lồng lớn nhất xứ Thanh.
Bình luận 0

Năm 2016, Mật Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là làng nghề truyền thống. Trước đây, làng nghề chủ yếu sản xuất những sản phẩm vàng mã, hoa giấy phục vụ ngày lễ, tết. Nhưng hơn 10 năm nay, các hộ dân ở 3 khu phố Mật Sơn 1, Mật Sơn 2 và Mật Sơn 3 còn làm thêm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ Tết Trung thu và để có thêm thu nhập.

img

Do nhu cầu của thị trường, hiện làng Mật Sơn còn tạo ra nhiều đèn lồng ngôi sao “khổng lồ”.

Theo ông Đỗ Xuân Giới (60 tuổi), nhìn những chiếc đèn lồng mộc mạc và bình dị được làm nên bởi hai nguyên liệu chính là tre và giấy bóng kính nhưng mấy ai thấy hết được sự kỳ công từ quá trình chuẩn bị nguyên liệu cho đến quy trình sản suất đèn lồng.

img

Để tạo ra một chiếc đèn lồng người thợ phải trãi qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.

Ông Giới cho biết: "Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi mới. Để đảm bảo độ bền và tránh mối mọt cho khu đèn lồng, người thợ phải nấu trong nước nóng, rồi ngâm tre 10 ngày trong nước muối, tiếp đến phơi khô, vót thành từng nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn. Từng công đoạn một, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Do đó, để có một chiếc đèn lồng, người thợ phải tỷ mỉ trong từng công đoạn như: chẻ nan, tạo hình, kết kẽm, dán giấy, sơn phết, vẽ trang trí…"

img

Để có chiếc đèn lồng các công đoạn phải làm thủ công.

Theo bà Châu Thị Thanh ở phố Mật Sơn, yếu tố quyết định làm nên từng chiếc lồng đèn là ở cách tạo hình, kỹ thuật dán giấy và vẽ họa tiết trang trí cho lồng đèn. Tất cả những công đoạn này đòi hỏi người thợ phải sáng tạo trong từng nét vẽ, khéo léo trong cách bôi hồ, dán giấy thì mới có được những chiếc lồng đèn bắt mắt. Hiện nay, mỗi chiếc đèn ông sao có giá dao động từ 200.000 - 1.000.000 đồng tùy từng kích cỡ. Với những hàng đặt có kích thước lớn thì giá tiền cũng tăng theo.

img

Nhiều thanh niên trong làng cũng thạo làm đèn lồng.

Mấy năm trở lại đây, bên cạnh việc sử dụng đèn lồng dịp Tết Trung Thu, người Mật Sơn còn sản xuất những chiếc đèn lồng làm vật trang trí hết sức bình dân mà lại gần gũi trong các ngày Lễ Tết, tiệc cưới hỏi nhưng không kém phần sang trọng mang phong cách cổ xưa. Chúng ngày càng được xuất hiện như vật dụng trang trí nội thất trong các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê.

img

Đèn lồng hình ngôi sao 5 cánh được tranh trí ảnh Bác.

Đèn lồng Mật Sơn ngày nay không chỉ phô diễn màu sắc, hình dáng mà còn được biến tấu với nhiều kiểu như thêu ren gắn với biểu tượng, di tích văn hóa, lịch sử mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống Việt đến với mọi gia đình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem