Thực tế hiện nay ngành chăn nuôi heo nước ta vẫn chủ yếu là theo hộ gia đình, trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Chăn nuôi trang trại theo mô hình tự phát thì sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, đầu ra là một vấn đề rất lớn thường làm lợi nhuận, hiệu quả của các chủ trại bị ảnh hưởng (đặc biệt về giá cả: được mùa thì mất giá). Cuộc khủng hoảng giá heo năm 2017 và đầu năm 2018 là minh chứng rõ ràng nhất cho sự bấp bênh đầu ra của người chăn nuôi.
- Thứ hai, người chăn nuôi chưa có kiến thức cần thiết về vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đưa ra chế độ dinh dưỡng không phù hợp cho heo theo từng giai đoạn, làm năng suất chăn nuôi thấp. Đây là điểm yếu đã thể hiện rõ ràng nhất dẫn đến sự bùng phát và lan rộng của Dịch tả heo Châu Phi lan rộng trong thời gian vừa qua.
- Thứ ba, vấn đề giống và nguồn thức ăn cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi.
- Các yếu tố khác, chủ trại thường gặp phải trở ngại và rủi ro cao khi phải bỏ ra chi phí lớn để đầu tư vào một trại lợn từ chi phí đất, xây dựng cơ bản, con giống, thức ăn, thuốc thú y …
Vì vậy, vấn đề đặt ra với các hộ gia đình là cần tham gia trong một liên kết đủ mạnh để được hỗ trợ về kiến thức chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh, cung cấp nguồn giống tốt, thức ăn chất lượng cũng như đảm bảo đầu ra trong mọi điều kiện thị trường.
Nắm bắt được những khó khăn và nhu cầu của người chăn nuôi, sau khi nhập nguồn giống từ Anh Quốc, Tập đoàn Mavin xây dựng Trung tâm heo giống công nghệ cao Hưng Việt (Hưng Yên) và liên kết hỗ trợ người nông dân mở rộng quy mô chăn nuôi. Có thể nói Mavin là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam phát triển mô hình hợp tác chăn nuôi. Mô hình này có một số ưu điểm khắc phục ngay những vấn đề của các hộ gia đình:
Thứ nhất, cung cấp con giống chất lượng, với heo giống cấp GGP (cụ/kỵ) và GP (ông/bà) được nhập khẩu từ Vương quốc Anh với mục đích phát triển đàn heo thương phẩm chất lượng cao, tăng trưởng mạnh, kháng bệnh tốt được xuất tới trại khi đạt trên 10 kg, do đó giảm thiểu dịch bệnh và hao hụt.
Thứ hai, áp dụng dây chuyền tiên tiến, công nghệ ăn tự động dẫn đến giảm chi phí xây dựng kho và văng vãi cám. Đặc biệt, quy trình chăn nuôi tiên tiến, tự động hóa giúp giảm chi phí nhân công (1 nhân công/1.000 heo).
Thứ ba, người nông dân được hỗ trợ về thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và được bao tiêu sản phẩm đầu ra nhờ chuỗi cung ứng khép kín của Mavin. Nhà máy thực phẩm của Mavin tại Hà Nam là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng này, do vậy đảm bảo đầu ra bền vững cho chủ trại.
Thứ tư, người nông dân có thu nhập bền vững và ổn định, không phụ thuộc biến động thị trường.
Hợp tác với Mavin, hộ chăn nuôi sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị khép kín “Từ Nông trại tới Bàn ăn”. Mavin sẽ tư vấn và cung cấp heo giống, thức ăn, thuốc thú y và vắc xin chất lượng cao. Công ty cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát kỹ thuật chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các trang trại.
Tùy theo năng lực của mình, các hộ gia đình có thể hợp tác với Mavin bằng một trong hai hình thức, cho thuê trại heo nái sinh sản, có qui mô từ 1.200 - 2.500 heo hoặc cho thuê/gia công trại heo thịt từ cai sữa đến xuất chuồng, có qui mô từ 3.000 - 5.000 heo. Để tham gia, một hộ chăn nuôi hoặc cũng có thể là một số hộ cùng nhau góp vốn hoặc góp đất để hợp tác với Mavin. Trại chăn nuôi cần có diện tích đất phù hợp với quy mô chăn nuôi, có vị trí an toàn sinh học, xa khu dân cư, xa các trại chăn nuôi khác và sẵn có cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nguồn điện nước... Bên cạnh đó, hộ chăn nuôi cũng cần có vốn để xây dựng chuồng kín kiểm soát nhiệt độ. Việc quy hoạch, xây dựng chuồng trại phù hợp kỹ thuật là điều kiện quan trọng, giúp tiết kiệm lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm thích hợp cho heo phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
Với lợi thế heo giống tốt, thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và thuốc thú y đạt chuẩn quốc tế, cùng với quy trình hướng dẫn khoa học, đến nay, các trang trại chăn nuôi heo hợp tác với Mavin liên tục phát triển cả về số lượng và quy mô, làm giàu cho nhiều hộ gia đình tại các địa phương. Để cung cấp nguồn giống chất lượng, Mavin đã đầu tư 4 Trung tâm heo giống hạt nhân công nghệ cao trên toàn quốc, Mavin đã hợp tác với khoảng 100 hộ chăn nuôi, hàng năm cung cấp ra thị trường hơn 400.000 heo thịt.
Hợp tác chăn nuôi là sự kết hợp thế mạnh của các bên tham gia trong một mô hình chăn nuôi heo khoa học, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Đây chính là bí quyết để các hộ chăn nuôi phát triển quy mô chăn nuôi quy mô lớn, chuyên nghiệp, đảm bảo thu nhập tăng trưởng bền vững trong mọi điều kiện thị trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.