Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, theo quy định của pháp luật, Quốc hội 1 năm họp 2 kỳ. Còn việc tổ chức kỳ họp bất thường lần này gắn với tính cấp bách cũng như gắn hoạt đổi mới trong hoạt động của Quốc hội.
Việc tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường cũng được tham khảo cách thức vận hành của nghị viện các nước, khi thấy cần thiết sẽ tổ chức họp. Việc đặt tên gọi kỳ họp bất thường lần thứ nhất được hiểu sẽ có những lần tiếp theo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ theo tình hình thực tiễn để có thể triệu tập kỳ họp.
Theo ông Bùi Văn Cường, tình hình hiện nay là cấp bách vì chúng ta cần có quyết sách liên quan đến phục hồi phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Năm nay tăng trưởng chúng ta đạt 2,58% là sự cố gắng rất lớn nhưng so với mục tiêu đặt ra thì còn phấn đấu nhiều. Vì vậy cần giải quyết ngay gói phục hồi phát triển kinh tế. Gói này nếu như được thông qua đầu năm 2022 sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022, 2023 và dư âm sẽ hết nhiệm kỳ 2021-2026. "Trường hợp để sang kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022, Quốc hội mới quyết định sẽ bị chậm 5 tháng. Quyết định muộn 1 ngày thì tình hình đã khác chứ nói gì muộn 4-5 tháng", ông Bùi Văn Cường nói.
Theo bà Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, gói để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế xã hội sẽ bám sát chủ trương định hướng của Đảng, tăng cường tổng cung, tổng cầu. Đặc biệt gói hỗ trợ sẽ có quy mô đủ lớn, có mục tiêu trọng điểm trọng tâm để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực. Các chương trình và các giải pháp sẽ thiế kế kịp thời, nguồn lực đưa ra sẽ đảm bảo hấp thụ tối đa, thưc hiện trong 2 năm là 2022 và 2023.
Vẫn theo bà Phạm Thị Hồng Yến, khi thực hiện gói chính sách tài chính, tiền tệ phải bảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trước mắt và lâu dài, gắn với kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Huy động và đảm bảo quản lý phân bổ các nguồn lực hợp lý, minh bạch, công khai chống tiêu cực và lợi ích nhóm.
"Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có 5 giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện gồm: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Như vậy Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sẽ cơ bản bao quát được các lĩnh vực, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực y tế gắn với chương trình và chiến lược tổng thể phòng chống dịch Covid-19", bà Yến cho biết.
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội vào ngày 4/1/2022 và dự kiến bế mạc vào ngày 11/1/2022.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Đoàn đại biểu Quốc hội TP..Hà Nội sẽ họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội).
Với thời gian 5 ngày làm việc, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thảo luận và quyết định về các nội dung chính sau đây:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự.
Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.