Vì sao có Lễ đưa ông Táo và Lễ rước ông bà ngày Tết?

Thứ năm, ngày 23/01/2014 07:33 AM (GMT+7)
Trong phong tục của người Việt, kể từ 23 tháng Chạp và đón Tết, có đưa ông Táo mà không có rước, có rước ông bà mà không có đưa. Vì sao?
Bình luận 0
Người ta đồng loạt sắm lễ vật để đưa ông Táo chầu Trời ngày 23 tháng Chạp, nhưng không có định ngày rước vì, Táo về trần sớm hay muộn là do lịch làm việc cụ thể từng năm. Bao giờ Ngọc Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, Táo mới về. Chuyện ấy tất nhiên người phàm không thể biết được!
Mâm cỗ truyền thống rước ông Táo về Trời (Nguồn ảnh: EDaily)
Mâm cỗ truyền thống đưa ông Táo về Trời (Nguồn ảnh: EDaily)

Còn việc rước Ông Bà ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 nếu tháng thiếu; hay ngày 28 âm lịch đối với hạng tại gia cư sĩ theo đạo Phật, ăn chay mỗi tháng 6 ngày) là do người Việt quan niệm rằng, Ông Bà mình lúc nào cũng vẫn ở chung với mình trong nhà, ngay trên bàn thờ, cho nên ta cúng tế Ông Bà tại bàn thờ Cửu huyền thất tổ.

Nhưng nếu như vậy thì tại sao phải rước? – Rước là rước thêm những Ông Bà mà mình không trực tiếp thờ (tiền nhân lâu đời hoặc Ông Bà bên ngoại chẳng hạn, cũng không loại trừ trường hợp Ông Bà mình thờ đang tạm vắng, vân du đây đó. Rước tất cả, tụ hội về dùng bữa cơm đạm bạc để chứng minh lòng thành hiếu thảo của con cháu.

Rước mà không đưa vì, muốn “khách” ở nán lại với Ông Bà mình (đang thờ) cho có bạn, chừng nào muốn đi thì đi, bởi tất nhiên họ cũng phải trở về “nguyên quán”. Và như vậy, sang năm lại rước. Ca dao:

Cây có gốc mới nở nhành sanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc ở đâu?
Có Tổ tiên trước rồi sau có mình.

Nguyễn Hữu Hiệp (Nguyễn Hữu Hiệp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem