Vì sao Kiều Phong "Thiên Long Bát Bộ 1997" lại đội mũ?

Minh Phương (Theo Toutiao) Thứ ba, ngày 03/03/2020 04:55 AM (GMT+7)
Nhiều người tò mò về lý do mà nhân vật của Huỳnh Nhật Hoa phải đội mũ - điều không hề có trong tiểu thuyết gốc.
Bình luận 0

Thiên Long bát bộ là một trong những kiệt tác của cố nhà văn Kim Dung. Bộ tiểu thuyết đã được chuyển thể thành nhiều phiên bản phim điện ảnh và truyền hình.

Phiên bản mới nhất là năm 2019 do nam diễn viên Dương Hựu Ninh đảm nhận vai Tiêu Phong (Kiều Phong). Bộ phim chưa ra mắt khán giả song tạo hình của Dương Hựu Ninh vấp phải nhiều tranh cãi của cư dân mạng.

img

4 phiên bản Tiêu Phong do Huỳnh Nhật Hoa, Hồ Quân, Chung Hán Lương và Dương Hựu Ninh đảm nhận. Trong đó, nhân vật của Huỳnh Nhật Hoa có nhiều khác biệt nhất khi nhân vật được đội thêm một chiếc mũ vải.

Trong 6 phiên bản Thiên Long bát bộ phim truyền hình, bản năm 2003 do Hồ Quân đảm nhận được nhận xét thành công nhất. Ngoài ra, phiên bản khác do TVB sản xuất năm 1997 với sự tham gia của Huỳnh Nhật Hoa, Phàn Thiếu Hoàng, Trần Hạo Dân cũng gây được ấn tượng mạnh với khán giả.

Trong Thiên Long bát bộ 1997, nhiều khán giả tinh ý phát hiện một chi tiết thú vị. Từ đầu đến cuối phim, nhân vật Tiêu Phong đều đội một chiếc mũ trông giống khăn xếp. Một số khán giả tò mò không hiểu lý do vì sao nhà sản xuất lại để Tiêu Phong của Huỳnh Nhật Hoa đội thêm một chiếc mũ bởi trong tiểu thuyết gốc của Kim Dung, Tiêu Phong không hề đội mũ.

img

Trong bản phim năm 1997, nhân vật Tiêu Phong được gắn liền với hình ảnh chiếc mũ vải trên đầu.

Trong chương 14 kịch ẩm thiên bôi nam nhân sự, Đoàn Dự đã miêu tả Tiêu Phong thế này khi gặp anh lần đầu ở quán rượu: "Đoàn Dự thấy người này thân hình cao lớn, vạm vỡ, trông chừng trên dưới ba mươi, trên người mặc một  một chiếc áo vải màu xám cũ, đã hơi sờn rách. Mày rậm, mũi cao miệng rộng khuôn mặt vuông vức hình chữ  Quốc. Tuy nhìn phong sương nhưng đầy vẻ uy nghiêm. Trong bụng, Đoàn Dự tấm tắc khen thầm: "Quả là một Đại Hán hiên ngang. Hẳn phải là một tráng sĩ khảng khái của nước Yên nước Triệu ở miền Bắc chứ Giang Nam hay Đại Lý không thể có được người như thế này".

Rõ ràng, trong tiểu thuyết, cố nhà văn Kim Dung không hề miêu tả Tiêu Phong có đội mũ. Lý do Tiêu Phong do Huỳnh Nhật Hoa đảm nhận trong bản phim 1997 đội mũ khiến nhiều người tò mò.

img

Nhiều người tò mò về lý do nhân vật Tiêu Phong đội thêm mũ trong bản năm 1997.

Tờ Toutiao đã đưa ra ba lý do chính mà Huỳnh Nhật Hoa phải đổi mũ khi đảm nhận vai Tiêu Phong trong Thiên Long bát bộ 1997. Nguyên nhân đầu tiên là mục đích tăng chiều cao cho nhân vật. Trong tiểu thuyết gốc, Tiêu Phong được miêu tả là người cao lớn, vạm vỡ - theo quan sát của Đoàn Dự.

Trong khi đó, Huỳnh Nhật Hoa cao 1,78m mà "Đoàn Dự" Trần Hạo Dân lại cao 1,76m. Như vậy, để phù hợp với miêu tả của Kim Dung trong truyện, Huỳnh Nhật Hoa bắt buộc phải cao hơn Đoàn Dự một cái đầu. Để đạt hiệu ứng hình ảnh, nhân vật Tiêu Phong được tổ chế tác hình ảnh cho đội thêm mũ - một giải pháp đơn giản và hiệu quả.

img

Huỳnh Nhật Hoa chỉ cao 1,78m trong khi tiểu thuyết miêu tả Tiêu Phong là người cao lớn, vạm vỡ.

Lý do thứ hai là tạo ra sự khác biệt với các phiên bản trước đó. Trong phiên bản năm 1997, Huỳnh Nhật Hoa đảm nhận hai vai: Tiêu Phong và Tiêu Viễn Sơn (cha ruột của Tiêu Phong). Tờ Toutiao cho rằng, để giúp khán giả dễ phân biệt và gây được ấn tượng, khi đóng Tiêu Phong, nhân vật của anh được yêu cầu đội thêm một chiếc mũ.

Thứ ba là đội mũ với mục đích để xác định thân phận của một người nào đó. Người Trung Quốc xưa có câu "nhị thập nhược quán" với ý nghĩa, những chàng trai đến 20 tuổi sẽ thực hiện nghi lễ đội mũ dành cho người trưởng thành. Vào thời nhà Tống, những người đàn ông có địa vị nhất định trong xã hội sẽ ăn mặc và đội mũ theo các cấp độ khác nhau. Trong Thiên Long bát bộ bản 1997, Đoàn Dự và Hư Trúc đều có mũ nhưng những chiếc mũ này không được thể hiện rõ ràng.

img

Việc đội mũ vào thời Tống giúp phân biệt thân phận và địa vị của Tiêu Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc trong giới võ lâm.

Cái Bang là tầng lớp thấp nhất trong xã hội bấy giờ, chính vì thế hầu hết các thành viên trong nhóm Cái Bang đều không được phép đội mũ. Tuy nhiên, Tiêu Phong là thủ lĩnh của Cái Bang, nhiều người cho rằng, một thủ lĩnh có địa vị trong giới võ lâm như Tiêu Phong nhất định phải đội mũ - để khẳng định địa vị và thân phận của anh. Có thể dễ dàng nhận thấy, mũ mà Tiêu Phong và Đoàn Dự - vương tử nước Đại Lý đội có cấu trúc hoàn toàn khác biệt. Điều này giúp phân biệt thân phận và địa vị xã hội của họ một cách dễ dàng hơn.

Lý do thứ tư là sự cải biên để tạo ấn tượng riêng biệt với khán giả phim truyền hình. Theo Toutiao, cứ một vài năm, TVB và Đại lục lại cho ra mắt một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung.

img

Việc để "Tiêu Phong" Huỳnh Nhật Hoa đội thêm mũ nhằm tạo ấn tượng riêng biệt với khán giả.

Với Thiên Long bát bộ chỉ tính riêng ở lĩnh vực truyền hình đã được làm lại nhiều lần (1982 của TVB, 1991 phiên bản Đài Loan, 1997 của TVB, 2003 của CCTV, 2013 của đài Chiết Giang).

Để dễ dàng phân biệt Tiêu Phong do Huỳnh Nhật Hoa và các diễn viên khác đóng, nhà sản xuất cho rằng cần thực hiện một số thay đổi cho tạo hình nhân vật. Đây là một trong những lý do tại sao phiên bản Tiêu Phong Huỳnh Nhật Hoa lại đội mũ.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem