Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo quan niệm của người dân, Bà là vị thần bản mệnh, che chở tính mạng, chăm lo cho đời sống của người dân; ngăn ngừa thú dữ, dịch bệnh, thiên tai; răn đe những kẻ phá hoại mùa màng, xâm hại đời sống dân lành.
Bà cũng là biểu tượng cố kết cộng đồng, khuyến khích mọi người đồng cam cộng khổ, cùng nhau gánh vác trách nhiệm với cộng đồng.
Miếu Bà, ở thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: LHK
Một điểm rất đáng lưu ý, đó là các miếu Bà hầu hết đều được xây dựng ở đầu làng, có hướng quay mặt ra bên ngoài. Điện Trường Bà, ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) là điện thờ Bà lớn nhất, bề thế nhất trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, còn có nhiều miếu Bà được xây dựng ở các địa phương trong tỉnh. Trong đó, có những miếu thờ tuy không lớn, nhưng kiến trúc đẹp, vị thế đắc địa như: Dinh Bà, ở xã Bình Hiệp (Bình Sơn); miếu Bà ở thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh), miếu Bà ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ)...
Vị thần này là người có sức mạnh, chuyên hàng phục, truy dẹp các thế lực hung hãn, ức hiếp dân làng như thú dữ, giặc cướp; những kẻ gây hấn, phá hoại nhà cửa, mùa màng.
Dinh Bạch Hổ trong khuôn viên miếu Bà, ở thị trấn Trà Xuân (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: LHK
Các lễ cúng đầu năm, lễ cúng cuối năm và kỳ tế thu chủ yếu do Ban tế tự thay mặt dân làng đảm trách. Riêng lệ tế xuân có sự đóng góp vật chất và quy tụ người dân trong cả làng. Nội dung chính của lễ tế với các nghi thức dâng cúng lễ vật, đọc văn tế trên nền nhạc bát âm.
Những người dự lễ tế kính cẩn nghiêng mình tưởng vọng, cầu xin Bà và các thần linh độ trì cho người dân “việc lành đem tới, việc dữ tống đi”, cầu nguyện cho quốc thái dân an. Đặc biệt, nhiều người dân xa quê, vào dịp tế miếu Bà hằng năm, đều sắp xếp về dự lễ tế, đóng góp cùng người dân ở địa phương mua sắm các lễ vật...