Vì sao Mỹ bí mật đưa bom hạt nhân của mình ra khỏi châu Âu?

Sputnik Thứ hai, ngày 22/03/2021 12:51 PM (GMT+7)
Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) cáo buộc Mỹ bí mật đưa bom hạt nhân ra khỏi châu Âu. Theo các chuyên gia của tổ chức này, trong những năm gần đây, Washington đã giảm 1/3 số lượng bom hạt nhân ở châu Âu: từ 150 xuống còn 100 đơn vị.
Bình luận 0
Vì sao Mỹ bí mật đưa bom hạt nhân của mình ra khỏi châu Âu? - Ảnh 1.

Bom hạt nhân B61.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng chính quyền Mỹ không chính thức tuyên bố về việc thay đổi số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở châu Âu.

Tổng quan về lực lượng hạt nhân của Mỹ ở Châu Âu

Các chuyên gia của FAS Hans Christensen và Matt Korda đã công bố tổng quan về tình trạng lực lượng hạt nhân Mỹ, theo đó số lượng bom trọng lực hạt nhân B61 của Mỹ ở châu Âu đã giảm xuống, còn 100 đơn vị. Trước đó người ta cho rằng Mỹ bố trí 150 quả bom tại sáu căn cứ của NATO ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nguồn tin khẳng định rằng Nga đã không được thông báo về vấn đề này. Một nguồn tin cho biết, sự thay đổi số lượng bom hạt nhân như vậy có thể liên quan đến "việc hiện đại hóa những quả bom này nhằm tăng độ chính xác và chức năng của chúng."

Nguyên nhân Mỹ giảm tiềm năng hạt nhân

Theo các chuyên gia Mỹ, số lượng bom hạt nhân của Mỹ, đặc biệt là tại căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể đã giảm xuống do quan hệ giữa Washington và Ankara xấu đi trong bối cảnh đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016.

Chủ tịch hội đồng Trung tâm PIR, cựu trưởng phòng điều ước quốc tế của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng đã nghỉ hưu Evgeny Buzhinsky cho rằng thay đổi số lượng sẽ không "tác động đáng kể đến bức tranh tổng thể." Theo ông Buzhinsky, nếu phía Nga chắc chắn rằng Mỹ đã dỡ bỏ một phần kho vũ khí, thì "sẽ điều chỉnh kế hoạch tác chiến". 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem