Phát biểu khai mạc hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nói chung; khoa học xã hội và nhân văn nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức và các học giả quốc tế đối với công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam nói chung và Việt Nam học nói riêng.
|
Trang trại nông sản sạch ở Mộc Châu, Sơn La. |
Trong phần thảo luận sau đó, các đại biểu đã tập trung làm rõ những thời cơ, thách thức và đề xuất nhiều giải pháp cho hội nhập, phát triển bền vững; tái cấu trúc nền kinh tế, về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Về nông nghiệp, nông thôn, các đại biểu cho rằng, sau gần 30 năm đổi mới, nông thôn Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc và nhờ đó cuộc sống của nông dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến 2020, nông thôn Việt Nam sẽ có những thách thức trong phát triển bền vững, khi Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một trong số những thách thức đó là vấn đề an ninh lương thực và nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới; Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình phát triển bền vững nông thôn theo hướng hiện đại của một quốc gia; Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững nông thôn theo hướng hiện đại; An sinh xã hội ở nông thôn…
Theo các đại biểu, để vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần phải phát triển nền nông nghiệp xanh, cũng như đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng tăng cường các nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội để đảm bảo mức sống về vật chất và tinh thần cho người dân.
Thủy Oanh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.