Thứ ba, 23/04/2024

Việt Nam được WHO chọn để tiếp nhận công nghệ vaccine mRNA mới

25/02/2022 6:30 PM (GMT+7)

Việt Nam là một trong những nước được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA mới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đã chọn thêm các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Serbia, và Vietnam để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA mới do tổ chức này và các nhà khoa học Nam Phi phát triển.

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, tất cả các quốc gia trên có năng lực tiếp nhận công nghệ mới, có hoạt động đào tạo nhắm đến mục tiêu này và có thể bước tới giai đoạn sản xuất tương đối nhanh.

Trước đó, WHO cũng chọn 1 số nước như Ai Cập, Kenya, Nigeria, Senegal, Tusinia, Argentina và Brazil vào danh sách các quốc gia tiếp cận công nghệ vaccine mới.

Việt Nam được WHO chọn để tiếp nhận công nghệ vaccine mRNA mới - Ảnh 1.

Vaccine mới theo công nghệ mRNA do WHO phối hợp với các nhà khoa học tại Nam Phi phát triển

Dự án phát triển vaccine công nghệ mRNA được khởi động từ giữa năm 2021 và đã cho ra mắt một mẫu vaccine Covid-19.

Dự kiến, sẽ mất một vài năm mới có thể sản xuất vaccine này trên quy mô lớn. Tuy nhiên, trong tương lai dự án không chỉ phục vụ riêng đại dịch Covid-19 mà được thực hiện để hướng tới ứng dụng quy mô lớn, có thể nhằm chống lại HIV và ung thư.

Ngoài ra, WHO cũng công bố thiết lập Trung tâm đào tạo sản xuất sinh phẩm toàn cầu tại Hàn Quốc tạo điều kiện để hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình khi muốn sản xuất vaccine, kháng thể đơn dòng, các thuốc điều trị ung thư và insulin.

Phát biểu tại sự kiện, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Một trong những rào cản chủ yếu đối với chuyển giao công nghệ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao và hệ thống quản lý yếu kém”.

Theo ông Ghebreyesus, “xây dựng được những kỹ năng đó sẽ đảm bảo rằng các nước này có thể sản xuất các sản phẩm y tế mà họ cần với tiêu chuẩn chất lượng tốt để họ không còn phải chờ đợi ở cuối hàng.”

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thành Long tham dự và phát biểu trực tuyến, nhấn mạnh rằng, “Việt Nam là một nước đang phát triển nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển vaccine trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống quản lý chất lượng vaccine quốc gia của Việt Nam cũng đã được WHO công nhận".

"Chúng tôi tin tưởng rằng khi tham gia sáng kiến này Việt Nam có thể sản xuất vaccine mRNA trên quy mô lớn không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cung cấp cho các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần khắc phục sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thành Long cho biết.

Công nghệ vaccine mRNA là công nghệ tiên tiến để sản xuất vaccine an toàn và hiệu quả cao như Moderna, Pfizer ngừa Covid-19; cho phép cập nhật với các biến chủng mới và sản xuất với số lượng lớn, do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống Covid-19 mà còn giúp chủ động ứng phó tốt hơn với các dịch bệnh khác trong tương lai.

Việc được lựa chọn nằm trong danh sách các nước nhận chuyển giao công nghệ mRNA cho thấy WHO đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và sản xuất vaccine quy mô lớn với chất lượng cao, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam được tiếp nhận các hỗ trợ của WHO và các đối tác quốc tế để phát triển và sản xuất thành công vaccine mRNA phòng Covid-19 và các bệnh khác trong tương lai, qua đó sẽ đóng góp vào việc tăng cường năng lực sản xuất vaccine ở khu vực, góp phần vào các nỗ lực bảo đảm an ninh y tế quốc gia và khu vực.

WHO tái khẳng định nỗ lực hỗ trợ các nước quan tâm đến trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine mRNA, trước mắt tập trung ưu tiên những nước thu nhập thấp và trung bình không có công nghệ mRNA nhưng có cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất sinh phẩm, WHO sẽ thảo luận với các nước khác muốn tham gia và sẽ công bố thêm các nước tiếp nhận công nghệ mRNA trong những tháng tới. Các nước tiếp nhận sẽ được WHO hỗ trợ xây dựng kế hoạch, cung cấp đào tạo, tập huấn chuyên môn dự kiến từ tháng 3/2022.


Trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA được WHO thành lập tại thành phố Cape Town, Nam Phi, tháng 6/2021 theo sáng kiến WHO đưa ra tháng 4/2021, trên cơ sở quan hệ đối tác giữa WHO với công ty Afrigen của Nam Phi, các đối tác Nam Phi và các đối tác quốc tế, trong đó có Tổ hợp Bằng sáng chế Thuốc (MPP - tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc thúc đẩy chuyển giao công nghệ y tế miễn phí).

Liên minh châu Âu (EU), nhất là các nước Bỉ, Đức, Pháp ủng hộ nỗ lực của WHO, đã hỗ trợ và đầu tư lớn cho Trung tâm này.

Mục tiêu của Trung tâm là hỗ trợ các nhà sản xuất ở các nước thu nhập thấp và trung bình tự sản xuất được vaccine công nghệ mRNA, thông qua cung cấp hỗ trợ cần thiết về dây chuyền và bí quyết sản xuất, quản lý chất lượng bảo đảm vaccine theo công nghệ mRNA ở quy mô lớn và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Theo WHO, đầu tháng 2/2022, Trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine mRNA do WHO và các đối tác thành lập tại Nam Phi đã phát triển thành công vaccine Covid-19 công nghệ mRNA trên cơ sở giải trình tự công khai của vaccine Moderna và sẵn sàng cho việc chuyển giao công nghệ này cho các nước.

Mặc dù mục tiêu ban đầu là ứng phó với đại dịch Covid-19, Trung tâm cũng hướng tới việc mở rộng năng lực sản xuất các sản phẩm khác, tạo điều kiện cho các nước tự chủ được việc sản xuất vaccine và các sản phẩm cần thiết phục vụ các ưu tiên y tế của mình.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4, nhiều hãng xe đã sớm tung ra các chương trình ưu đãi nhằm kích cầu thị trường ô tô trong nước.

Ford triệu hồi hơn 450.000 xe

Ford triệu hồi hơn 450.000 xe

Ford, "ông lớn" ngành xe của Mỹ, đang triệu hồi hơn 450.000 xe gầm cao thể thao Bronco và bán tải cỡ nhỏ Maverick do lỗi bình ắc-quy khiến xe bị chết máy.

Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Không lâu sau khi ra mắt tại Indonesia, mẫu xe tay ga Honda Stylo 160 mới đây đã có mặt tại Việt Nam.

Apple phải xóa WhatsApp, Threads khỏi kho ứng dụng ở thị trường nào?

Apple phải xóa WhatsApp, Threads khỏi kho ứng dụng ở thị trường nào?

Gã khổng lồ công nghệ Apple buộc phải loại bỏ WhatsApp và Threads khỏi cửa hàng ứng dụng của mình ở Trung Quốc sau khi bị chính phủ nước này yêu cầu do lo ngại về an ninh quốc gia.

Những mẫu xe gầm cao hợp với người lần đầu mua ô tô

Những mẫu xe gầm cao hợp với người lần đầu mua ô tô

Bên cạnh điểm chung là gầm cao, những mẫu xe dưới đây đều có giá trong khoảng từ 500 triệu đồng, phù hợp với nhóm cá nhân lần đầu mua ô tô.

Biến thể Lamborghini Huracan cuối cùng giới hạn chỉ 10 chiếc

Biến thể Lamborghini Huracan cuối cùng giới hạn chỉ 10 chiếc

Phiên bản cuối cùng của dòng xe Lamborghini Huracan đã lộ diện với tên mã STJ và chỉ được bán đúng 10 chiếc trên toàn cầu.