Vn-Index lao đao vì “cổ phiếu họ Vin”

17/04/2019 06:53 GMT+7
Thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ lễ đã có phiên giao dịch kịch tính mà bộ ba “cổ phiếu họ Vin” là nguyên nhân chính.

Sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã có phiên giao dịch khá kịch tính khi nhịp giảm mạnh vào đầu phiên và đã có thời điểm Vn-index mất gần 20 điểm, tuy nhiên thị trường đã có những hồi phục khá tốt về cuối phiên. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,73 điểm (0,58%) xuống 977,17 điểm; Hnx-Index giảm 0,55% xuống 107,11 điểm và Upcom-Index giảm 0,28% xuống 56,48 điểm.

Hồi phục trong phiên chiều, Vn-Index vẫn chốt dưới tham chiếu

Bộ ba “cổ phiếu họ Vin” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm mạnh trong phiên 16.4. Do vậy, khi bộ ba này hồi phục lại trong phiên chiều, đà giảm của chỉ số VN-Index cũng nhanh chóng được thu hẹp. Tuy nhiên, mọi nỗ lực trong phiên chiều cũng chỉ giúp chỉ số bớt giảm điểm chứ không thể về lại tham chiếu.

Bên cạnh đà hồi phục của VIC, VHM và VRE nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đảo chiều tăng điểm như VNM, SAB, BID là tác nhân giúp đà giảm được thu hẹp. Theo đó, VN-Index giảm gần 6 điểm về mốc 977.17 điểm.

Diễn biến trên sàn HNX, các mã như ACB, VCS, PVS, VCG giảm điểm khiến chỉ số chịu áp lực lớn. Ngược lại, lực hỗ trợ là từ SHB, PHP và PVI. Kết phiên, HNX-Index giảm nhẹ gần 0.6 điểm, chốt ở mốc 107.11 điểm.

Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán tới cuối phiên tuy nhiên bên mua đã không còn quá bị áp đảo như phiên sáng. Toàn thị trường có 246 mã tăng điểm và 373 mã giảm điểm.

Thanh khoản toàn thị trường khá nhỏ giọt, khối lượng giao dịch toàn thị trường phiên hôm nay đạt gần 190 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng hơn 3,847 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại cũng là một điểm sáng khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 235 tỷ đồng. Trong đó, lực mua tập trung chủ yếu vào VIC (43,6 tỷ đồng), BID (27,7 tỷ đồng), HDB (19 tỷ đồng), E1VFVN30 (15,7 tỷ đồng)…

Trên HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh với 4,06 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 191,86 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với 2,88 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 25,96 tỷ đồng.

Trên Upcom, khối ngoại cũng mua ròng 363 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 16,89 tỷ đồng.

Bầu Đức tính thu về hơn 3.500 tỷ từ chuối

Kinh doanh cây ăn trái sẽ là mảng chủ lực trong cơ cấu nguồn thu, dự kiến mang lại 4.401 tỷ đồng cho HAGL của Bầu Đức, tương đương đóng góp tỷ trọng 86% tổng doanh thu năm 2019.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) nơi ông Đoàn  Nguyên Đức làm Chủ tịch HĐQT (Bầu Đức) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 26.4 tới đây, nhằm thông qua mục tiêu kinh doanh 2019 với doanh thu thuần 5.125 tỷ đồng, giảm gần 5%; lợi nhuận trước thuế là 88 tỷ đồng, tăng 85% so năm trước. Trong đó, dự kiến sản lượng chuối sẽ đạt 244.248 tấn, mang lại doanh thu 3.545 tỷ đồng, đóng góp 69% trong cơ cấu doanh thu.

Với thanh long, dự kiến sản lượng 18.480 tấn, mang lại doanh thu khoảng 575 tỷ đồng, đóng góp 11% trong cơ cấu doanh thu.

Bầu Đức dự kiến doanh thu của chuối trong năm 2019 đạt hơn 3.500 tỷ

Với mít, dự kiến sản lượng 3.018 tấn, mang lại doanh thu khoảng 129 tỷ đồng, đóng góp 2.5% trong cơ cấu doanh thu. Còn bưởi dự kiến thu được 1.561 tấn, mang lại doanh thu khoảng 65 tỷ đồng, đóng góp 1.3% trong cơ cấu doanh thu. Còn xoài dự kiến thu được 3.135 tấn, mang lại doanh thu khoảng 57 tỷ đồng, đóng góp hơn 1% trong cơ cấu doanh thu.

Chanh dây dự kiến 1.115 tấn, mang lại doanh thu khoảng 30 tỷ đồng, đóng góp 0.6% trong cơ cấu doanh thu. Cao su: dự kiến 15.081 tấn mủ khô, mang lại doanh thu khoảng 469 tỷ đồng, đóng góp 9% trong cơ cấu doanh thu.

Ngoài ra, các ngành khác bao gồm cung cấp dịch vụ, bán căn hộ và bất động sản đầu tư mang lại doanh thu 255 tỷ đồng, đóng góp 5% trong cơ cấu doanh thu.

Trong năm nay, HAG của Bầu Đức sẽ chọn lọc danh mục các sản phẩm hiệu quả và tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn trái. Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng cơ giới hóa và kỹ thuật cao, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm trái cây xuất khẩu đến được nhiều thị trường hơn và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.

Với kế hoạch này, HAG của Bầu Đức dự kiến không chia cổ tức, mà trích 5% vào quỹ đầu tư phát triển, 3% vào quỹ phúc lợi.

Về tình hình kinh doanh năm 2018, HAG của Bầu Đức đạt mức doanh thu là 5,388 tỷ đồng tăng 11% so với doanh thu năm 2017. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2018 đạt 48 tỷ đồng giảm 89% so với tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2017.

Vào ngày 7.5.2018 cổ phiếu HAG của Bầu Đức bị đưa vào diện cảnh báo. Lý  do là do lợi nhuận giảm sâu, doanh nghiệp đang vận hành nhiều dự án kinh doanh khá đa dạng như bất động sản, trồng trọt, chăn nuôi với khối tài sản đa dạng, trong đó nhiều dự án đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa tạo ra lợi nhuận và dòng tiền thặng dư, rất khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản và dòng tiền trả nợ cho Tập đoàn.

Điều này hoàn toàn có thể khẳng định đươc vì theo BCTC năm 2018, trong khi tài sản ngắn hạn mà tập đoàn này nắm giữ là 6.568 tỷ đồng thì nợ ngắn hạn lên đến 13137 tỷ đồng, gấp đôi số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp này đang có, doanh nghiệp đang ở mức báo động về khả năng hoạt động liên tục.

Trong cơ cấu doanh thu năm 2018, đóng góp lớn nhất cho doanh thu đến từ ngành trái cây, với 2,897 tỷ đồng chiếm 47% tổng doanh thu, tiếp theo là ớt với 514 tỷ đồng chiếm 9,5%. Đứng thứ ba là doanh thu từ dịch vụ cho thuê với 509 tỷ đồng chiếm 9,4%, còn lại 1.468 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bán mủ cao su, bán bò, bất động sản đầu tư, bán tiêu và hợp đồng xây dựng chiếm 34,1 %  tổng doanh thu.

Hồng Nhung
Cùng chuyên mục