Vỡ trận cocobay Đà Nẵng: Thành Đô trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng?

22/12/2019 09:46 GMT+7
“Sau khi tuyên bố không thể thực hiện cam kết, Tập đoàn Thành Đô hoàn toàn im lặng, không có thái độ hợp tác và chối bỏ trách nhiệm với khách hàng, có lúc còn đòi trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng...", anh Trần Linh, một nhà đầu tư mua condotel Cocobay Đà Nẵng cho biết.
Vỡ trận cocobay Đà Nẵng: Thành Đô trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng? - Ảnh 1.

“Nhá hàng sơ sơ. Hôm nay chỉ mới khai vị thôi. Chúng tôi tạm chờ câu trả lời của Thành đô vào thứ 4 tuần sau (25/12/2019). Nếu vẫn chỉ là lời hứa mà ko thấy tiền đâu thì sẽ khôn còn sự lịch sự nhẹ nhàng như hôm nay mà sẽ rất mặn và chát, khuyến mãi thêm cuộc diễu hành quanh Tp. Đà Nẵng để chính quyền vào cuộc”. Đó là lời tuyên bố của đại diện các khách hàng đã đặt cọc tiền mua căn hộ condotel Cocobay Đà Nẵng do Tập đoàn Thành Đô làm chủ đầu tư.

Trước đó, chiều ngày 19/12, trước cổng Khu phức hợp giải trí Cocobay (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), rất đông khách hàng mua condotel Cocobay Đà Nẵng đã tập trung căng băng rôn phản đối chủ đầu tư đơn phương chấm dứt cam kết lợi nhuận 12%/năm và yêu cầu được trả lại tiền cọc.

 
Vỡ trận cocobay Đà Nẵng: Thành Đô trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng? - Ảnh 2.

 
Vỡ trận cocobay Đà Nẵng: Thành Đô trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng? - Ảnh 3.

Khách hàng căng băng rôn trước cổng Khu phức hợp giải trí Cocobay (TP. Đà Nẵng).

Chị Trần Thị Linh (Quảng Ngãi), một khách hàng đầu tư condotel tại Cocobay Đà Nẵng cho biết, chị đã vay ngân hàng để đặt cọc tiền mua condotel tòa Musica do tập đoàn Thành Đô làm chủ đầu tư, nhưng đến thời điểm hiện tại, tiền thì đã thu mà công trình vẫn chưa thấy đâu.

“Tôi đến đây cùng với nhiều người khác cũng đầu tư condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Tất cả đều bức xúc với cách làm việc của chủ đầu tư. Chúng tôi yêu cầu phải có một cuộc họp chính thức giữa Thành Đô và khách hàng”, chị Linh bức xúc.

Anh Trần Linh (Đà Nẵng), một nhà đầu tư khác cũng mua condotel Cocobay Đà Nẵng cho rằng, việc chủ đầu tư tự ý chấm dứt hợp đồng cam kết lợi nhuận là điều không thể chấp nhận.

“Khách hàng đồng ý mua sản phẩm condotel cocobay đều vì tuyên bố cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư lên đến 12%/năm, cao hơn lãi suất gửi ngân hàng. Một số người đã đi vay vốn để mua sản phẩm với hy vọng tiềm năng và tạo ra dòng tiền ổn định. Bây giờ, Thành Đô đơn phương chấm dứt chi trả lợi nhuận như cam kết ban đầu dẫn đến việc dòng tiền của chúng tôi bị đứt quãng và chúng tôi phải chịu rủi ro do Thành Đô gây ra”, anh Linh phân tích.

 
Vỡ trận cocobay Đà Nẵng: Thành Đô trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng? - Ảnh 4.

Theo anh Linh, các phương án chủ đầu tư đưa ra nhìn thì hợp lý, nhưng thực tế người sở hữu căn hộ thiệt thòi. “Sau khi tuyên bố không thể thực hiện cam kết, Thành Đô hoàn toàn im lặng, không có thái độ hợp tác và chối bỏ trách nhiệm với khách hàng, có lúc còn đòi trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng. Cái khách hàng quan tâm là dòng tiền của họ nhưng Thành Đô thì yêu cầu chuyển sang chung cư hoặc khách hàng tự khai thác. Trên thực tế, căn hộ condotel cocobay Đà Nẵng chuyển sang chung cư thì không thể ở vì cơ sở hạ tầng thiếu, chúng tôi cũng không phải người chuyên kinh doanh dịch vụ lưu trú để có thể vận hành.

Thành Đô có đưa ra phương án thanh lý nhưng những người thanh lý như chúng tôi phải chịu phí môi giới và tư vấn lên cả trăm triệu. Nếu chúng tôi giao sản phẩm lại cho chủ đầu tư, đến khi bán được Thành Đô mới trả lại tiền, vậy trong thời gian đó ai sẽ là người trả lãi cho ngân hàng? Quá thiệt thòi cho chúng tôi…”, anh Linh than thở.

Trao đổi với PV Dân Việt về vấn đề này, Luật sư Lê Cao (Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) cho biết, các giao dịch chuyển nhượng, mua bán căn hộ condotel trên thực tế được hình thành theo sự đồng thuận giữa các bên trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của pháp luật dân sự. Trong nhiều trường hợp giao dịch giữa nhà đầu tư với khách hàng được thiết theo hướng bảo vệ triệt để chủ đầu tư, không có điều khoản bảo vệ cho các khách hàng mua căn hộ, nên khả năng tranh chấp xảy đến thì khách hàng rất bất lợi, quyền lợi bị rủi ro rất lớn.

"Hiện nay, đối với các căn hộ Condotel, quyền sở hữu trên thực tế và pháp lý vẫn thuộc Chủ đầu tư, nhiều khách hàng bỏ ra rất nhiều tiền nhưng không có quyền sở hữu căn hộ về mặt pháp lý. Do đó, khi có sự “bẻ kèo” của Chủ đầu tư, nếu khách hàng kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp thì phần thắng không phải khi nào cũng đứng về phía khách hàng. Điều rủi ro rất lớn là tiền đã bỏ ra rất nhiều nhưng chưa có bằng chứng pháp lý chứng minh quyền sở hữu của họ, nên khách hàng luôn là nạn nhân cho các rủi ro pháp lý này. Có nhiều trường hợp nếu tài sản bị Chủ đầu tư mang đi thế chấp ngân hàng thì rủi ro càng lớn hơn", Luật sư Lê nói nhận định.

Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, ngày 23/11, Tập đoàn Thành Đô gửi văn bản cho biết cam kết lợi nhuận 12%/năm tại dự án Cocobay Đà Nẵng sẽ được thực hiện đến hết năm 2019. Từ năm 2020, tập đoàn này đề ra một số giải pháp hợp tác tiếp theo.

 
Vỡ trận cocobay Đà Nẵng: Thành Đô trả lợi nhuận bằng voucher nghỉ dưỡng? - Ảnh 5.

Cocobay Đà Nẵng 'vỡ trận' lợi nhuận cam kết tạo nên một “cú sốc” đối với những khách hàng đầu tư vào loại hình này.

Trong đó, các phương án được đưa ra có việc chủ đầu tư tiếp tục hợp tác bằng 1 trong 2 lựa chọn là chuyển condotel thành căn hộ chung cư, hoặc giữ loại hình condotel như cam kết; phương án 2 là thanh lý hợp đồng để các khách hàng đầu tư condotel tại Cocobay Đà Nẵng tự kinh doanh, chuyển nhượng, hoặc thanh lý hợp đồng, hoàn lại tiền.

Câu chuyện này đã tạo nên một “cú sốc” đối với những khách hàng đầu tư vào loại hình này. Bởi với họ tin tưởng vào việc chi trả phần lợi nhuận hàng năm mà chủ đầu tư đã cam kết trong hợp đồng.

Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục