Vụ “con ruồi 500 triệu đồng”: Vụ án không có bị hại

Hữu Danh Thứ năm, ngày 17/12/2015 08:27 AM (GMT+7)
Bị cáo Võ Văn Minh can tội “cưỡng đoạt tài sản”, do số tiền lớn (500 triệu đồng) nên ông Minh bị đề nghị mức án từ 12 - 20 năm tù. Thế nhưng, trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, chỉ có bị cáo Minh mà không có bị hại.
Bình luận 0

Hôm nay 17.12, TAND tỉnh Tiền Giang đưa vụ án Nguyễn Văn Minh “cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 135 Bộ luật hình sự. Theo quyết định do thẩm phán Võ Trung Hiếu ký, chỉ có Minh là bị cáo. Vụ án không có bị hại. Tòa xác định công ty Tân Hiệp Phát là nguyên đơn dân sự.

img

 Bị can Võ Văn Minh. Ảnh Tiền Phong

Tuy nhiên, giới luật sư và các chuyên gia pháp lý đã phân tích trước, không có người bị hại thì không thể có tội phạm, nghĩa là không thể kết tội Võ Văn Minh. “Nói ông Minh xấu, ông Minh sai thì được. Còn nói ông Minh phạm tội thì lại không thỏa các yếu tố cấu thành tội phạm” - luật sư Nguyễn Tấn Thi - Đoàn Luật sư TPHCM phân tích.

Theo luật sư Thi, đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội. “Nếu đưa công ty là pháp nhân ra tố tụng thì công ty không có tinh thần. Trong vụ này, anh Minh không uy hiếp tinh thần của ai hết. Trước khi bị bắt, ngày 21.1, phía Tân Hiệp Phát đã chủ động liên hệ với công an, sau đó bàn bạc cùng công an các phương án đối phó với Minh.

Ngày 27.1, khi đã chuẩn bị sẵn lực lượng trinh sát, có cả xe cứu hỏa, cứu thương, phía Tân Hiệp Phát mới bắt đầu chi tiền. Như vậy, không có chuyện tinh thần bị uy hiếp mà họ hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn để đối phó với anh Minh” - luật sư Thi nói. Cũng theo phân tích của ông Thi, “cưỡng” trong “cưỡng đoạt” là phải có ép buộc, đối tượng bị cưỡng đoạt sẽ bị buộc làm theo ý muốn của tội phạm. Còn ở đây, công ty Tân Hiệp Phát không bị buộc phải chọn hành vi - mà họ được quyền lựa chọn hành vi. Họ có quyền không đưa tiền cho ông Minh, vì ông Minh không thể ép được” - luật sư Thi nói.

Phân tích về tư cách của công ty là “nguyên đơn dân sự”, bị thiệt hại trong vụ án, luật sư Phạm Hoài Nam - Đoàn Luật sư TPHCM phân tích: “Không có thiệt hại trong vụ án này. Vì, trước khi đưa tiền cho ông Minh, Tân Hiệp Phát và công an đã bàn bạc phương án và thực hiện đúng phương án. Có nghĩa là họ biết chắc chắn sẽ không mất đồng nào. Do đó, công ty không thiệt hại. Vì vậy, nói ông Minh cưỡng đoạt là không đúng, nói công ty thiệt hại cũng không đúng”

Một yếu tố bất ngờ khác là bản án số 139/2013/HSST ngày 17.7.2013 của tòa quận Bình Thạnh xét xử ông N.Q.T. 3 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản "bỗng dưng" xuất hiện trong bút lục vụ án "con ruồi 500 triệu", được đánh số thứ tự như thành phần của hồ sơ vụ án.

Điều đáng nói là vụ của ông N.Q.T cũng tương tự ông Võ Văn Minh khi yêu cầu Tân Hiệp Phát giao 50 triệu để đổi lấy sự im lặng của ông này về một chai nước number one của Tân Hiệp Phát có vật lạ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem