Vừa công bố thương vụ khủng, Microsoft đã bị dội gáo nước lạnh

Kiến Tường Thứ ba, ngày 13/04/2021 18:55 PM (GMT+7)
Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Đảng Cộng hòa vốn không phải là fan hâm mộ Big Tech có thể ngăn các công ty lớn phát triển hơn thông qua các thương vụ mua lại.
Bình luận 0

Microsoft vừa công bố mua lại Nuance Communications, một công ty tập trung vào các sản phẩm đám mây và AI, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe với số tiền 19,7 tỷ USD bằng tiền mặt, bao gồm cả khoản nợ ròng của Nuance trước đó.

img

Microsoft chi gần 20 tỷ USD để mua lại Nuance.

Các sản phẩm nổi bật của Nuance bao gồm Dragon Ambient eXperience, Dragon Medical One và PowerScribe One, tất cả đều là dịch vụ nhận dạng giọng nói được cung cấp bởi Azure của Microsoft. Trên thực tế, việc mua lại Nuance diễn ra sau sự hợp tác giữa hai công ty vào năm 2019, nơi hai công ty kết hợp phần mềm Dragon Medical với các giải pháp Azure nhằm thay đổi trải nghiệm giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Hiện tại các sản phẩm tập trung vào chăm sóc sức khỏe của Nuance được sử dụng rất rộng rãi trên khắp Hoa Kỳ, với 55% bác sĩ và 75% bác sĩ X quang tin dùng. Không chỉ chăm sóc sức khỏe, công ty còn cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực AI và tương tác với khách hàng, chẳng hạn như hỗ trợ trợ lý ảo Siri của Apple. Có lẽ đó là động cơ mà Microsoft quan tâm và chi đậm để mua lại Nuance. Sau khi thuộc về Microsoft, CEO Nuance Mark Benjamin vẫn sẽ tiếp tục giữ chức vụ CEO và chịu trách nhiệm báo cáo cho phó chủ tịch nhóm Cloud & AI của Microsoft, Scott Guthrie.

Mặc dù vậy, ngay sau khi Microsoft công bố thương vụ này, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Hawley nói rằng ông đã đưa ra dự luật nhằm cấm tất cả các vụ mua bán và sáp nhập được thực hiện bởi bất kỳ công ty nào có giá trị thị trường lớn hơn 100 tỷ USD. Nếu dự luật được thông qua, nó sẽ ngăn Microsoft mua Nuance.

Được biết, ở ngưỡng 100 tỷ USD hiện nay có 5 công ty công nghệ hàng đầu (còn gọi là Big Tech), có nghĩa họ sẽ bị cấm tham gia vào bất kỳ thương vụ mua bán và sáp nhập nào. Các công ty Big Tech này bao gồm Apple, Microsoft, Amazon, Google và Facebook.

img

Tuy nhiên thương vụ có thể bị chặn lại nếu dự luật của Hawley được quốc hội Mỹ thông qua.

Ông Hawley nói rằng ông ủng hộ dự luật chống độc quyền do Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Amy Klobuchar đưa ra vào tháng 2. Dự luật sau này bao gồm một số quy tắc được đề xuất chống lại Big Tech phù hợp với dự luật của chính Hawley. Tuy nhiên, ông Hawley cho biết đề xuất của mình khó khăn hơn đáng kể so với Klobuchar.

Bên cạnh đó, ông Hawley cũng cho biết ông vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có ủng hộ nhà phê bình công nghệ Lina Khan, người được đề cử vào ghế ủy viên trong Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). Cô Khan được coi là một người theo tư tưởng tiến bộ, tức quan điểm đối lập về chính trị hơn Hawley, mặc dù cả hai đều có chung quan điểm tiêu cực đối với các công ty công nghệ lớn. Tại Hạ viện, một loạt dự luật chống độc quyền dự kiến ​​cũng sẽ được đưa ra bởi David Cicilline, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Rhode Island.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem