Xâm nhập mặn
-
Hạn hán năm nay xuất hiện ở những vùng chưa tiếp cận được với nguồn nước ngọt từ sông Hậu (đặc biệt là Cà Mau), do chưa có công trình dẫn nước ngọt về. Cà Mau có thể coi là "vùng lõm" về thủy lợi của ĐBSCL, cũng là một trong những hạn chế của hệ thống thủy lợi ĐBSCL hiện nay.
-
Tình trạng hạn hán đang "bủa vây" vùng ngọt ở Cà Mau, làm ảnh hưởng đến nhiều diện tích lúa, hoa màu, một số tuyến đường giao thông cũng bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng.
-
Đây là con số thống kê được Bộ NNPTNT đưa ra trong lễ phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024.
-
Về tình hình hạn mặn ở ĐBSCL, theo Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), hạn hán, xâm nhập mặn vẫn diễn ra gay gắt ở ĐBSCL, hơn 73.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Trong thời gian còn lại của mùa khô, trường hợp các hồ chứa phía thượng lưu vận hành giảm xả bất thường thì xâm nhập mặn có thể tăng cao hơn dự báo.
-
Ngày 9/4, tại huyện U Minh (Cà Mau), Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và ông Rémi Nono Womdim - Trưởng đại diện của FAO tại Việt Nam đã đến thăm và cấp phát tiền mặt cho người dân chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Theo đó, mỗi nhân khẩu sẽ nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng.
-
Theo ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, qua theo dõi diễn biến mức độ xâm nhập mặn cho thấy, năm nay cao hơn trung bình nhiều năm, có nơi vào sâu hơn, đơn cử như tỉnh Tiền Giang và Bến Tre xâm nhập mặn vào sâu 70-76 km.
-
Thời gian gần đây, độ mặn nước sông tại các cửa cống ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ và thị xã Kinh Môn của tỉnh Hải Dương ở mức cao, có những thời điểm vượt hơn 10 lần mức cho phép.
-
Để phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt, không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
-
Tại báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã đề xuất nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
-
Tuy được nhận định mức độ hạn mặn ít gay gắt hơn mùa khô 2015-2016 (hạn mặn lịch sử 100 năm); nhưng tình trạng thiếu nước ngọt ở một số địa phương ở ĐBSCL ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Lần thứ hai trong tháng 3 cống Cái Lớn-Cái Bé ở Kiên Giang-cống ngăn mặn lớn nhất miền Tây phải vận hành đóng 9 hoặc tối đa 11/11 cửa.