Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản, đặc sản

Trần Quang Thứ tư, ngày 06/03/2019 06:06 AM (GMT+7)
Xung quanh tiềm năng, hạn chế trong việc sản xuất nông nghiệp và mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp vào các tỉnh vùng Tây Bắc, phóng viên Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Anh Hào - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny World - một thành viên tham gia đoàn công tác cùng T.Ư Hội NDVN khảo sát nông nghiệp vùng Tây Bắc cuối tháng 2.2019.
Bình luận 0

Nhiều tiềm năng

- Trong một tuần đi khảo sát ngành nông nghiệp các tỉnh vùng Tây Bắc, ông có đánh giá như thế nào về tiềm năng cũng như hạn chế của việc sản xuất nông nghiệp ở đây?

Trong các ngày cùng đoàn công tác của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đi khảo sát, trải nghiệm và tham quan các mô hình sản xuất, kinh doanh ở Tây Bắc, chúng tôi đã thu hoạch được nhiều thông tin, hiểu thêm được các đặc thù sản xuất và thổ nhưỡng ở vùng này.

Chuyến đi này, chúng tôi ấn tượng nhất với mô hình nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai. Đây là mô hình rất phù hợp với thời tiết ở các tỉnh Tây Bắc. Mô hình này cho thấy được giá trị gia tăng trên diện tích 1m2 là lớn nhất. Cũng từ mô hình đó, ở đây đã xuất hiện nhiều hơn những tỷ phú nông dân. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy, hiện nay, nhiều HTX nuôi cá ở Lào Cai vẫn chưa ứng dụng được công nghệ cao trong việc lọc và kiểm soát nguồn nước mà vẫn phụ thuộc vào độ sạch của nguồn nước tự nhiên -điều mà trong trong tương lai có thể sẽ không còn nữa.

Theo chúng tôi được biết, nông dân nhiều nước trên thế giới hiện đã kiểm soát được nguồn nước bằng cách áp dụng khoa học công nghệ. Họ thực hiện việc tự động hóa tất cả mọi thứ trước khi đưa nước vào bể  nuôi cá. Điều này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho nông dân.

img

 Ông Lê Anh Hào (phải) cùng với các cán bộ của đoàn công tác của Thường trực T.Ư Hội NDVN, lãnh đạo Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát khảo sát vùng sản xuất hoa địa lan ở Lào Cai.  ảnh: Trần Quang

- Vậy theo ông điều gì khiến cho các doanh nghiệp có thể tự tin chọn khu vực Tây Bắc để đầu tư?

Chúng tôi có mối quan hệ với nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các nước có nền nông nghiệp phát triển. Họ sẽ giúp chúng tôi đưa ra các tiêu chí sau khi thu hoạch để có được giá trị gia tăng lớn nhất trên một sản phẩm. Trong chuyến thăm Tây Bắc, chúng tôi nhận thấy ở vùng này có rất nhiều đặc sản nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sản xuất của bà con hiện còn nhỏ lẻ, chưa tập trung… Chính vì thế, theo kế hoạch sắp tới, chúng tôi sẽ ngồi lại với các chuyên gia hàng đầu để tìm ra những sản phẩm có tiềm năng để đầu tư, đưa ra thị trường.

Xây dựng sản phẩm mang biểu tượng quốc gia

- Từ một đơn vị có xuất phát điểm về đầu tư bất động sản chuyển hướng sang đầu tư nông nghiệp, ông có gặp khó 

Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng được gian hàng quảng bá sản phẩm đặc trưng của Việt Nam tại Trung tâm Hàng hóa Greenland ở Thượng Hải, Trung Quốc (Vietnam Hub) và được lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành của Việt Nam đến thăm đánh giá rất cao cách làm này. Trong thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh việc này cùng với việc xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá thêm các sản phẩm đặc trưng của nước ta…”.
Ông Lê Anh Hào

khăn gì?

Nông nghiệp là lĩnh vực mà chúng tôi mới tham gia được một vài năm. Tuy nhiên, chúng tôi không làm một mình mà luôn có sự đồng hành của các chuyên gia đầu ngành đến từ các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực.

Cụ thể, hiện nay chúng tôi đang kết hợp với các chuyên gia, nhà khoa học của Đài Loan, cùng các giáo sư về nông nghiệp của Hà Lan để mong tìm kiếm cơ hội đầu tư, xây dựng các sản phẩm nông nghiệp mang biểu tượng cho Việt Nam.

- Để tạo được tính cạnh tranh với sản phẩm của các đơn vị khác, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp của ông có chiến lược đầu tư khác biệt như thế nào?

Chúng tôi nghĩ, mình sẽ có 2 thứ cần làm và bổ sung ngay. Thứ nhất là khâu chế biến sau thu hoạch, thứ 2 là thương hiệu và marketing cho thương hiệu đó. Ví dụ như: Du khách khi đến Đài Loan, ai cũng có thể mua cho mình một chiếc bánh khóm và sản phẩm đó đã trở thành một biểu tượng về quà tặng của nước này.

Đối với Việt Nam, hiện nay chúng ta chưa sản xuất được một sản phẩm đặc thù như vậy. Vì thế, sắp tới, chúng tôi sẽ cùng với các chuyên gia của mình, phối hợp T.Ư Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển để làm sao có thể cho ra được một sản phẩm đặc thù của Việt Nam. Trước mắt, chúng tôi sẽ đầu tư sản xuất và ưu tiên cho thị trường nội địa, sau đó sẽ tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Xin cảm ơn ông! 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem