Thứ ba, 23/04/2024

Xoay trục phát triển đô thị Biên Hòa

12/09/2022 1:00 PM (GMT+7)

Phát triển ra vùng ven được xem là hướng phát triển phù hợp cho đô thị Biên Hòa trong bối cảnh khu vực trung tâm đã đạt độ nén cao.


Xoay trục phát triển đô thị Biên Hòa - Ảnh 1.

Khu vực cầu Hiệp Hòa, một trong những điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Ảnh: P.TÙNG

Khó thay đổi hiện trạng “đường bé, nhà nhỏ, phố nhỏ”

Biên Hòa là đô thị trung tâm của tỉnh và có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay, với quy mô dân số gần 1,1 triệu người, Biên Hòa cũng là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước.

Là đô thị có sự phát triển sớm về công nghiệp, Biên Hòa nhiều năm qua đã trở thành địa chỉ “hút” dân cư, đặc biệt là lực lượng lao động nhập cư tới sinh sống, làm ăn. Điều này đã góp thêm nguồn lực để TP.Biên Hòa có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đi kèm với đó, đô thị Biên Hòa phải chịu sức ép rất lớn đối với công tác quản lý cũng như phát triển đô thị.


Với sự quá tải về dân số tại các phường nội đô, đô thị Biên Hòa đang được quy hoạch để mở rộng về phía Nam nhằm thực hiện việc giãn dân cho khu vực đô thị trung tâm. Cụ thể, theo định hướng phát triển cấu trúc chuỗi đô thị đa trung tâm về phía Nam, đô thị Biên Hòa sẽ có 2 khu vực đô thị chính gồm khu vực đô thị Biên Hòa truyền thống (phía Bắc của đô thị Biên Hòa) và khu vực đô thị mới Nam Biên Hòa (phạm vi phía Nam đô thị Biên Hòa gồm các phường An Hòa, Phước Tân, Tam Phước và xã Long Hưng). Đây là những khu vực còn dư địa lớn về đất đai và tiềm năng để phát triển đô thị với các tuyến giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng như: đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 3 - TP.HCM và đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Dân số quá đông khiến cho nhiều năm qua, đô thị Biên Hòa đối mặt với rất nhiều thách thức do hệ thống hạ tầng kỹ thuât, hạ tầng xã hội chưa đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa. Bức bách nhất vẫn là những vấn nạn về ùn tắc giao thông, tình trạng ngập nước, thiếu quỹ đất nhà ở, trường học…

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho rằng, là đô thị loại I nhưng TP.Biên Hòa vẫn chưa có được một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đồng bộ. Phần lớn nước thải sinh hoạt vẫn đang xả thải trực tiếp ra hệ thống sông, suối. Cùng với đó, hệ thống giao thông, thoát nước cũng đang bị nghẽn.

Những năm qua, Đồng Nai cũng như TP.Biên Hòa dành nhiều nguồn lực đầu tư để cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị Biên Hòa, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Mới đây, tại buổi giám sát về quản lý sử dụng đất đai, xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021 tại Sở Xây dựng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường cho rằng, với nhiều khu công nghiệp, TP.Biên Hòa đã thu hút một lượng đông dân cư tới sinh sống, làm việc. Từ đó, sức ép về dân số đã gây nên độ nén rất lớn cho đô thị Biên Hòa. Cộng với đó, công tác quản lý đô thị, quy hoạch chưa thực sự hợp lý, chưa thực sự khoa học dẫn đến tình trạng “có một đô thị Biên Hòa quá lớn nhưng kết cấu hạ tầng lại chưa đáp ứng nhu cầu”.

Cũng theo đồng chí Quản Minh Cường, đối với đô thị Biên Hòa hiện nay có rất nhiều hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục nhanh. Tuy nhiên, việc phát triển đô thi phải có sự tính toán. “Khu vực trung tâm của đô thị Biên Hòa phải chấp nhận thực trạng đường bé, nhà nhỏ, phố nhỏ, chứ bây giờ cải tạo chỉnh trang đô thị cũng rất khó, không đủ kinh phí để thực hiện” - Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường cho hay.

Càng “nén” càng quá tải

Trong hơn 2 năm qua, để chỉnh trang, cải tạo đô thị Biên Hòa, nhiều công trình hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng giao thông đã được triển khai thực hiện. Nhưng thực tế cho thấy, quá trình triển khai các dự án rất chậm do gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng.

Xoay trục phát triển đô thị Biên Hòa - Ảnh 3.

Việc phát triển thêm các khu dân cư, chung cư cao tầng tại khu vực trung tâm đô thị Biên Hòa có nguy cơ làm tăng thêm áp lực cho hệ thống hạ tầng. Ảnh: PHẠM TÙNG

Với quy mô dân số đông, mật độ dân số cao, việc giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án là “bài toán” rất khó đối với đô thị Biên Hòa. Không những vậy, các dự án chỉnh trang, cải tạo đô thị trên địa bàn TP.Biên Hòa cũng đòi hỏi nguồn lực rất lớn.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Minh Hoàng cho rằng, khi mở mới các tuyến đường trên địa bàn TP.Biên Hòa, kinh phí dành cho công tác giải phóng mặt bằng cao gấp rất nhiều lần so với kinh phí đầu tư xây dựng. Trong khi đó, với thực trạng hạ tầng của TP.Biên Hòa hiện nay, nếu tiếp tục “nén” các khu dân cư cao tầng, nhà ở vào khu vực trung tâm thì sẽ càng quá tải. “Đường hiện nay đã tắc nếu tập trung thêm các dự án khu dân cư cao tầng thì sẽ không còn đi được nữa. Cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường đang tắc nghẽn” - ông Nguyễn Minh Hoàng cho biết.

Từ thực tế trên, ông Nguyễn Minh Hoàng nêu quan điểm về phát triển đô thị Biên Hòa thời gian tới cần chuyển dân cư ra khu vực ngoại ô. “Trong hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung của TP.Biên Hòa sắp tới, việc phát triển đô thị phải tập trung cho các khu vực ngoại ô, vùng ven. Khu vực trung tâm cần hạn chế tập trung thêm dân cư, hạn chế xây dựng các khu dân cư cao tầng”- ông Nguyễn Minh Hoàng cho biết thêm.

Cũng với quan điểm này, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường cho rằng, với tốc độ phát triển hiện nay, quy mô dân số của TP.Biên Hòa sẽ đạt mức từ 1,3-1,5 triệu dân, thậm chí lên mức 2 triệu dân là rất nhanh. Do đó, phải tính toán nhanh để phát triển đô thị Biên Hòa ra vùng ven. Từ đó, giảm tải cho khu vực đô thị trung tâm. 

Theo báo Đồng Nai

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

UBND tỉnh Đồng Nai không thể để Tổng Công ty Tín Nghĩa tiếp tục làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án nhiệt điện LNG đầu tiên tại Việt Nam – nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai. Theo kế hoạch, Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ lần lượt vận hành vào cuối năm 2024 và giữa năm 2025.

TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời

TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh.