Thứ năm, 25/04/2024

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch COVID-19

08/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Kim ngạch xuất khẩu đạt được của ngành dệt may bằng với mục tiêu đề ra từ cuối năm 2020, nhưng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất dự kiến trong năm 2021.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, năm 2021 mặc dù gặp nhiều khó khăn tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh toàn ngành vẫn khá khả quan.

Mục tiêu tham vọng xuất khẩu 43,5 tỷ USD năm 2022

Theo đó, từ cuối năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 39 tỷ USD. Bước sang năm 2021 với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, theo kế hoạch ban đầu của ngành đưa ra mục tiêu xuất khẩu cả năm cao nhất đạt từ 38 – 38,5 tỷ USD. Tuy nhiên, đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam dự kiến sẽ đạt 39 tỷ USD, bằng với mục tiêu kế hoạch đặt ra từ cuối năm 2020 và cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.

“Từ ngày 1/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 với việc thay đổi chiến lược từ “Zero Covid” sang “Thích ứngantoàn,linh hoạt và kiểm soáthiệu quảdịch bệnh”. Đây là một động lực rất lớn để từ thời điểm đó đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã có những khởi sắc đáng kể, đặc biệt nhất là trong Quý IV năm nay để VITAScó thể lạc quan cho rằng, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 có thể đạt kim ngạch 39 tỷ USD”, ông Cẩm cho biết.

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas)


Trong điều kiện dịch COVID-19 còn diễn biến khá phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực, Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Hiệp hội dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2022 sẽ vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trên nền tảng khả quan của năm 2021, sang năm 2022, ngành dệt may sẽ xây dựng 3 kịch bản phát triển. Trong đó, kịch bản thứ nhất là nếu tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát cơ bản ngay từ đầu năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu khá tham vọng, hướng đến 42,5 - 43,5 tỷ USD trong năm 2022.

Ở kịch bản trung bình, nếu tình hình dịch bệnh có thể kiểm soát về cơ bản vào giữa năm 2022, ngành dệt may đặt ra mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 40 – 41 tỷ USD. “Trong tình hình xấu hơn với kịch bản thứ 3, khi biến chủng Omicron đang bùng phát tại nhiều nước trên thế giới và khả năng kiểm soát dịch bệnh có thể kéo dài đến cuối năm 2022, với đà tăng trưởng như hiện nay, ngành dệt may Việt Nam vẫn có thể đạt mức xuất khẩu từ 38 – 39 tỷ USD”, ông Cẩm nêu rõ.

Để giúp các doanh nghiệp (DN) ngành Dệt May hoạt động một cách ổn định và có điều kiện phục hồi sau dịch và phát triển một cách bền vững, ông Cẩm cho biết, ngành dệt may xác định tiếp tục kế hoạch tiêm vaccine cho người lao động, coi việc chống dịch là công việc quan trọng nhất.

“Việc chống dịch thành công là sự đảm bảo quan trọng cho việc hồi phục và phát triển kinh tế nói chung và của ngành dệt may nói riêng. Để làm được điều này, Nhà nước phải tìm mọi cách để tiêm vaccine nhiều hơn, nhanh hơn và có thể phải tính đến phương án tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người lao động. Có như vậy, Việt Nam mới có thể giao lưu với thế giới cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu dệt may cùng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác phát triển tốt hơn trong điều kiện bình thường mới”, ông Cẩm chỉ rõ.

Doanh nghiệp cần Nhà nước hỗ trợ, địa phương chung tay

Cũng theo phân tích của Phó Chủ tịch thường trực, Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các DN qua năm 2021 gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt được mức không đến nỗi bi quan, tuy nhiên nguồn lực của rất nhiều DN đến nay cũng đã cạn kiệt, cho nên rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, nâng mức hỗ trợ cho DN thông qua các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai chính sách này để giúp DN có điều kiện phục hồi và phát triển trong tình hình mới.

Đặc biệt đối với ngành dệt may, ông Cẩm cho rằng vấn đề quan trọng là làm sao để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính vì thế ngành đã và đang tìm mọi cách để có thể là liên hệ, thu hút khách hàng đến với DN cũng như chia sẻ lợi ích, đồng hành mỗi khi DN gặp khó khăn. “Sự gắn bó giữa khách hàng với DN là một trong những điều kiện sống còn. Nếu như khách hàng chuyển sang thị trường khác, khi DN thu hút khách hàng quay trở lại sẽ tốn kém rất nhiều chi phí không chỉ của DN mà cho cả phía khách hàng”, ông Cẩm nói.

Cũng theo ông Trương Văn Cẩm, điều rất cần nữa đối với các DN đó là các địa phương cần cùng chung tay, phối hợp với DN trong hoàn cảnh sống chung với dịch, mỗi khi có ca F0, F1 trong DN, rất cần có sự chung tay của địa phương để tháo gỡ, nếu không DN sẽ rất lúng túng, bởi DN chỉ lo sản xuất mà không có chuyên môn về y tế.


Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng thông tin về Hội nghị tổng kết năm 2021 được tổ chức ngày 17/12/2021 dưới 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Sự kiện nhằm nhìn nhận, đánh giá các hoạt động của ngành và của hiệp hội trong năm 2021, chỉ ra các công việc và giải pháp cần thiết mà DN hội viên và hiệp hội cần tập trung thực hiện trong chiến lược phát triển của ngành giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn tới năm 2030.

Trong khuôn khổ hội nghị tổng kết cũng sẽ diễn ra Hội thảo xoay quanh tác động của đợt bùng phát COVID-19 lần thứ 4 đến DN và người lao động ngành Dệt May; biến đổi khí hậu trong ngành thời trang; thương mại bền vững; chuyển đổi xanh ngành dệt nhuộm; thị trường dệt may thế giới, xu thế tiêu thụ, chuyển dịch sản xuất, thời trang trong bối cảnh dịch COVID-19.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm